【bóng đá cúp anh】Tạo cơ chế để Thành phố Hồ Chí Minh phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh
');this.closest('table').remove();"> |
Quang cảnh thảo luận tại tổ 4. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh |
UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận tại tổ 4 gồm các đoàn ĐBQH: Hải Phòng, Lai Châu, Cà Mau, Thừa Thiên Huế.
Tại buổi thảo luận, các đại biểu thống nhất và đánh giá cao các dự thảo nghị quyết, đồng thời cho rằng, các dự thảo nghị quyết này phù hợp với thực tiễn hiện nay, song cần được bổ sung, điều chỉnh, làm rõ một số vấn đề để hoàn thiện hơn trước khi được thực tiễn hóa.
Đối với dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu cho rằng, cần bổ sung báo cáo kiểm điểm đối với cá nhân được lấy phiếu tín nhiệm, kể cả đối với ĐBQH và HĐND các cấp. Đây sẽ là căn cứ sát nhất để đánh giá kết quả làm việc của người được lấy phiếu tín nhiệm.
');this.closest('table').remove();"> |
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận tại tổ. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh |
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đồng tình cao với dự thảo nghị quyết. Tuy nhiên, theo nữ đại biểu này, một số nội dung tại dự thảo cần được hoàn chỉnh.
Cụ thể tại điểm b, khoản 1, Điều 2 và điểm c, Điều 6 bổ sung một số từ ngữ để làm rõ các cơ cấu các tổ chức; bổ sung căn cứ pháp luật cu thể tại khoản 4, Điều 8; giải thích từ ngữ, làm rõ chủ thể giữa khoản 1 và khoản 2, Điều 13. Tại một số khoản nên chia ra các điểm nhỏ để câu từ rành mạch, rõ ràng.
“Qua đối chiếu nội dung tại Điều 13, theo tôi hiểu, hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm được tiến hành sau lấy phiếu tín nhiệm. Do vậy, cần làm rõ hai hoạt động có tính kế tiếp hay đồng thời, nếu tính kế tiếp thì cần có những căn cứ cụ thể để đưa vào quy định”, bà Sửu nêu quan điểm.
');this.closest('table').remove();"> |
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh |
Liên quan đến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu thống nhất cao với nội dung dự thảo nghị quyết. Ông Lưu cũng đặt vấn đề mong muốn có cơ chế vượt trội hơn nữa để phát huy hết năng lực của Thành phố Hồ Chí Minh, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước. “Ngoài những lĩnh vực kinh tế, về tổ chức bộ máy, thu hút nhân tài, tiền lương… cũng cần nghiên cứu thêm để tạo điều kiện cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển”, ông Lưu nhấn mạnh.
Còn Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu băn khoăn về quá trình tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Đại biểu cho rằng, cần đánh giá lại các chính sách đã áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa thực hiện được.
Bà Sửu đánh giá, các nhóm cơ chế, chính sách lần này áp dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô lớn, đặc biệt là nhóm cơ chế, chính sách thứ 4. Do vậy, đại biểu đề nghị cần có lộ trình thực hiện, nếu không sẽ lãng phí các cơ chế, chính sách đã xây dựng nhưng không thể thực tiễn hóa. Ngoài ra, bà Sửu cũng đề nghị luận giải thêm về từ ngữ tại một số điều khoản để phù hợp với pháp luật hiện nay.
相关推荐
- Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- Conte đánh lớn chuyển nhượng, Tottenham tuyển thêm 2 tân binh
- Báo Pháp chỉ ra Quang Hải vừa đến tạo ngay cú hích cho Pau FC
- Tuyển nữ Việt Nam đấu Lào: Dưỡng sức và 3 điểm
- Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- Nét đẹp Đồng Khánh – Hai Bà Trưng
- Đã thông tuyến đường lên cửa khẩu Cầu Treo
- Không hoàn thuế cho mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, gỗ tái xuất