Đây là đánh giá của ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khối khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán SSI,ângbậctínnhiệmlàđiểmcộngchoViệtNamhútvốnquốctếnhan dinh real khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV:Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P) nâng hệ số tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên 1 bậc, từ mức BB- lên mức BB, triển vọng "ổn định". Ông đánh giá thế nào về thông tin tích cực này đối với nền kinh tế Việt Nam?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Việc nâng hệ số tín nhiệm quốc gia dài hạn thể hiện sự đánh giá của S&P với những thành tựu kinh tế của Việt Nam đã đạt được giai đoạn vừa qua.
Về lâu dài, việc Việt Nam được nâng bậc tín nhiệm sẽ giúp trần xếp hạng với các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nâng lên, độ tín nhiệm của các doanh nghiệp lớn sẽ cải thiện và chi phí vốn khi huy động từ nước ngoài giảm cũng là một yếu tố tích cực với thị trường chứng khoán. Ông Nguyễn Đức Hùng Linh |
Cụ thể, thể chế kinh tế đang được cải thiện rõ ràng trong 10 năm trở lại đây và đảm bảo sự ổn định chính trị. Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực tham gia vào các hiệp định kinh tế đa phương và song phương cũng thể hiện năng lực, cũng như tinh thần sẵn sàng cải cách trong dài hạn, đặc biệt trong khu vực công.
Ngoài ra, điều hành linh hoạt và định hướng nhất quán của Ngân hàng Nhà nước trước những biến động lớn giai đoạn vừa qua cũng được đánh giá cao.
Thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng đang tăng trưởng rất nhanh, từ mức 1.754 USD/người/năm của năm 2012 lên gấp đôi 2.572 USD/người/năm vào năm 2018 và S&P ước tính thu nhập bình quân đầu người 2019 là 2.695 USD/người/năm (+4,8% so với cùng kỳ 2018) và mức tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người ở mức xấp xỉ 5,7% vào năm 2022.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân tại Việt Nam liên tục tăng trong 6 năm gần đây và đạt 19,1 tỷ USD trong 2018, tăng 9,14% so với với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh môi trường quốc tế có nhiều biến động lớn trong năm vừa qua, diễn biến dòng vốn FDI đã phản ánh sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam và là nguồn lực lớn hỗ trợ triển vọng tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập và tiêu dùng cá nhân, phát triển thị trường nội địa, đồng thời củng cố dự trữ ngoại hối – gia tăng nguồn lực để ứng phó với những biến động từ bên ngoài.
* PV:Vậy đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, mặc dù không có tác động trực tiếp, nhưng về lâu về dài đây có phải là một thông tin tích cực cho thị trường chứng khoán không, thưa ông?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Dòng vốn vào thị trường chứng khoán phần lớn là dòng vốn đầu tư cổ phiếu, mang tính chất ngắn hạn hơn nên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi những yếu tố ngắn hạn từ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Tuy nhiên, về lâu dài, việc Việt Nam được nâng bậc tín nhiệm sẽ giúp trần xếp hạng với các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nâng lên, độ tín nhiệm của các doanh nghiệp lớn sẽ cải thiện và chi phí vốn khi huy động từ nước ngoài giảm cũng là một yếu tố tích cực với thị trường.
Việc Việt Nam được nâng bậc tín nhiệm sẽ giúp trần xếp hạng với các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nâng lên. Ảnh: H.X. |
* PV:9 năm rồi, S&P mới tiến hành nâng bậc tín nhiệm Việt Nam, có thể chưa có phản ứng ngay tức thì, song trong tương lai, liệu chúng ta có cơ sở để kỳ vọng sự gia tăng về dòng vốn ngoại vào Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng, thưa ông?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Dòng vốn nước ngoài vào một quốc gia sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Trên thực tế, dòng vốn FDI và dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) vẫn tăng đều những năm gần đây, dù Việt Nam chưa được nâng bậc tín nhiệm.
Sự dịch chuyển của dòng vốn ngoài yếu tố hấp dẫn của bản thân từng quốc gia, còn phụ thuộc vào những diễn biến mang tính chất toàn cầu như chiến tranh thương mại, giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu… Tuy vậy, việc độ tín nhiệm dài hạn của Việt Nam được nâng lên cũng sẽ là một "điểm cộng" khi xem xét lựa chọn điểm đến của dòng vốn quốc tế.
* PV:Có ý kiến cho rằng, việc được nâng bậc tín nhiệm đã khó, nhưng việc duy trì thứ hạng hoặc tiến lên bậc cao hơn còn khó hơn rất nhiều. Theo ông, Việt Nam cần làm gì để tiếp tục phát huy hình ảnh, uy tín đối với các định chế tài chính và nhà đầu tư quốc tế?
- Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Mức độ tín nhiệm dài hạn BB của Việt Nam vẫn thấp hơn khá nhiều nước trong khu vực: Indonesia (BBB-), Thái Lan (BBB+), Trung Quốc (A+), Hàn Quốc (AA), Singapore (AAA). Theo tôi, chúng ta vẫn cần thực hiện nhiều giải pháp dài hạn để duy trì và hướng tới thứ hạng cao hơn.
Theo đó, chúng ta cần đẩy lùi tham nhũng và tăng hiệu quả đầu tư công. Dù đã có nhiều bước tiến đáng kể trong những năm gần đây, nhưng theo Worldbank, mức độ kiểm soát tham nhũng của Việt Nam năm 2017 là 32 điểm, thấp hơn nhiều mức 43 - 48 điểm của Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia; mức 68 của Hàn Quốc và 98 của Singapore.
Cùng với đó, cần cải thiện thâm hụt ngân sách thông qua việc tăng chất lượng dịch vụ công, từ đó giảm bớt gánh nặng chi tiêu Chính phủ và đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh đó, chúng ta cần nâng cao chất lượng hệ thống ngân hàng. S&P đánh giá chất lượng hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức 9 điểm trên thang điểm 1 - 10, trong đó 10 là thấp nhất do hệ số an toàn vốn thấp, chất lượng tài sản chưa tốt do gánh nặng nợ xấu từ các khoản cho vay bất động sản giai đoạn 2009 - 2012.
Tuy vậy, những chuyển biến gần đây như tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp, hạn chế cho vay bất động sản được đánh giá là bước đi đúng hướng để cải thiện chất lượng của hệ thống ngân hàng.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái