【ket quả cup c2】GE Healthcare đổi mới phương pháp đào tạo do dịch COVID
Ford hợp tác với GE Healthcare sản xuất 50.000 máy thở | |
Các nước ASEAN là những nước đầu tiên ứng dụng các công nghệ hàng đầu của GE | |
GE Healthcare hỗ trợ phát triển y tế Việt Nam với các giải pháp đồng bộ và công nghệ tiên tiến |
Theo GE Healthcare: sau dịch, phương thức đào tạo trực tuyến (webinar) cũng sẽ mang đến nhiều lợi ích trong việc chia sẻ kiến thức theo yêu cầu xuyên quốc gia. |
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra nhiều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày và lao động sản xuất. Đối với ngành y tế, một trong những sáng kiến có tính thực tiễn cao là hình thức huấn luyện và đào tạo trực tuyến.
“Dịch COVID-19 đã thúc đẩy việc ra đời của những quy trình và phương thức làm việc mới để tăng tương tác, đào tạo trực tuyến là một ví dụ. Hình thức này cũng đã được chứng minh là mang đến nhiều lợi ích cho hệ thống y tế nói chung. Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu khám chữa bệnh cao, cách vận hành mới này sẽ nâng cao hiệu quả và nên được tiếp tục áp dụng. Đào tạo trực tuyến sẽ tạo ra tiền đề cho một phương pháp giảng dạy mới cho Việt Nam bởi các y bác sỹ đã bắt đầu quen với hình thức này”. Ông Phạm Hồng Sơn, TGĐ GE Việt Nam |
Do yêu cầu giãn cách xã hội giữa dịch COVID-19, việc đào tạo đã được thực hiện qua mạng để có thể trao đổi một cách hiệu quả các thông tin cần thiết về bệnh dịch và đáp ứng yêu cầu đào tạo y khoa liên tục (điểm CME) đối với các y bác sỹ đang hành nghề.
Trong tháng 4, GE Healthcare đã phối hợp cùng Hội Kỹ thuật điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam tổ chức một số hội thảo trực tuyến về chụp X-quang và kỹ thuật chụp CT lồng ngực để tăng hiệu quả chẩn đoán COVID-19.
Đồng thời, buổi hội thảo cũng đưa ra những hướng dẫn an toàn cho các kỹ thuật viên khi trực tiếp làm việc với những ca nghi nhiễm.
Tháng 5, GE Healthcare đã hỗ trợ để tổ chức buổi đào tạo y khoa liên tục về hình ảnh 3D của tử cung trong điều trị vô sinh. Trước đây, những buổi đào tạo này thường được tổ chức theo hình thức ngoại tuyến.
Giờ đây, các ngành nghề, bao gồm y tế, đang dần chuyển sang trạng thái bình thường mới sau dịch COVID-19, các nguyên tắc trên sẽ được duy trì và kết hợp với công nghệ để được triển khai rộng rãi và nhanh chóng trên toàn quốc. Sau dịch, phương thức này cũng sẽ mang đến nhiều lợi ích trong việc chia sẻ kiến thức theo yêu cầu xuyên quốc gia.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP năm 2019 đạt mức 7,02% - mức tăng trưởng cao thứ hai trong vòng 10 năm, chỉ sau mức tăng năm 2018 là 7,08%. Thu nhập được cải thiện cũng như sự thay đổi cơ cấu dân số đã góp phần làm giảm các bệnh truyền nhiễm, nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và không truyền nhiễm. Sự chuyển dịch này cũng đồng nghĩa với việc hệ thống y tế của Việt Nam cần phải thay đổi để thích nghi, bao gồm việc đào tạo các y bác sĩ và nâng cấp cơ sở vật chất bệnh viện để đủ khả năng chữa trị các bệnh mạn tính. |
相关文章
Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam từ trần vào rạng sáng ngày 30/12 vì bệnh trọng, theo2025-01-13Hong Kong cấm hải sản Nhật Bản do lo ngại nhiễm phóng xạ
Lệnh cấm trên được Hong Kong công bố vào ngày 12/7 khi công ty Nhật Bản Tepco đang chuẩn bị xả hơn m2025-01-13Người Hội An thâu đêm làm lân, lãi lớn mùa trung thu
Tăng gấp đôi năm ngoái“Thời gian một tháng qua hầu như gia đình t&o2025-01-13Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm: Trọn đời trả nghĩa non sông
Anh hùng Lao động (AHLĐ) Lê Văn Kiểm sinh năm 1945, trong một gia đình già2025-01-13Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
7 nhân viên của Nhà máy sản xuất ôtô VinFast bị khởi tốv&igrav2025-01-13Góp phần giải quyết tình trạng ách tắc nông sản nhờ đường sắt quốc tế
Đề xuất nhiều giải pháp để “rộng đường” xuất khẩu nông sản sang Quảng Tây-Trung Quốc Hải quan Móng C2025-01-13
最新评论