【nhận định cúp c1 châu á】PGS.TS Trần Đình Thiên: Ông Phạm Nhật Vượng, Đỗ Quang Hiển, Trần Bá Dương… đang làm cho khái niệm d
Trải qua 3 thập kỷ,ầnĐìnhThiênÔngPhạmNhậtVượngĐỗQuangHiểnTrầnBáDươngđanglàmchokháiniệnhận định cúp c1 châu á khu vực kinh tế tư nhân từ chỗ nhỏ bé, bị hạn chế, đã phát triển mạnh mẽ và tạo nên động lực hoàn toàn mới cho nền kinh tế, đặc biệt là trong 10 năm gần nhất. Nếu tổng kết một cách khái quát những gì kinh tế tư nhân đã làm được, ông sẽ nói gì?
Tôi có thể chia ra ba ý rất cơ bản. Thứ nhất, khu vực kinh tế tư nhân là cứu tinh của nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khủng hoảng vào những năm 1980. Khi ấy, nền kinh tế nước nhà lâm vào khó khăn trầm trọng, Nhà nước thực chất muốn khôi phục lại nền kinh tế tư nhân, thay vì tiếp tục hoàn toàn trông chờ và phụ thuộc kinh tế quốc doanh hay hợp tác xã. Chỉ trong vòng 6 tháng, khu vực này đã giúp kinh tế Việt Nam sống lại và trỗi dậy mạnh mẽ. Đó là công lao vô cùng lớn, và chính nó đã quyết định đường hướng phát triển mới cho kinh tế Việt Nam ở thời kỳ khó khăn đó: phát triển theo định hướng thị trường.
Thứ hai, sau nhiều năm phát triển, kinh tế tư nhân giờ đây càng ngày càng mạnh mẽ, tạo nên động lực mới cho đất nước. Sự thừa nhận một lực lượng vốn xưa nay vẫn bị phân biệt đối xử, vẫn bị coi thường ngay trong bối cảnh này cũng cho thấy vị thế thực sự của kinh tế tư nhân.
Thứ ba, tương lai của nền kinh tế Việt Nam sẽ gắn với sự lớn mạnh của nền kinh tế tư nhân, dưới sự dẫn dắt của những Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, dựa trên sự hỗ trợ, định hướng của Nhà nước.
Dù là động lực mới cho phát triển kinh tế nhưng sau 30 năm, câu chuyện mà nhiều chuyên gia nhắc về kinh tế tư nhân hiện nay lại là vấn đề chất lượng tăng trưởng, khi các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới 97%, còn con số vừa và siêu lớn chỉ chiếm tổng cộng khoảng 3%. Điều gì đã tạo nên thực trạng này, thưa ông?
Có lẽ vì xuất phát điểm của Việt Nam quá thấp. Một lý do khác là dù thừa nhận khu vực kinh tế tư nhân, nhưng trong quan điểm đường lối quan trọng bậc nhất, chúng ta đã có những giải thích chưa rõ ràng, đầy đủ.
Điều này dẫn đến thực trạng là môi trường chính sách hay không gian dành khu vực kinh tế tư nhân trong nước bị co hẹp, các doanh nghiệp chịu cảnh phân biệt đối xử, trong khi khu vực kinh tế tư nhân nước ngoài lại được ưu ái hơn hẳn. Với xuất phát điểm và môi trường chính sách kinh doanh như vậy thì việc phát triển trì trệ của khu vực kinh tế tư nhân là một điều không có gì khó hiểu cả, thậm chí là lẽ tất nhiên.
Ngoài ra, sự méo mó về cấu trúc còn được bắt nguồn từ sự méo mó của hệ thống thị trường. Như bạn nói, tỉ trọng là 96 - 97% doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, doanh nghiệp vừa còn ít hơn cả doanh nghiệp lớn…. tức là một cấu trúc rất lạ lùng, kiểu "thắt đáy lưng ong", không có triển vọng, vì đáng lẽ những doanh nghiệp vừa phải lớn hơn khá nhiều tỉ trọng của doanh nghiệp lớn.
Số lượng doanh nghiệp vừa ít như vậy chứng tỏ các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức, đủ lực lượng để lớn lên thành doanh nghiệp lớn. Những khái niệm như "doanh nghiệp không muốn phát triển, sợ phát triển" hay "doanh nghiệp siêu nhỏ" có lẽ là những từ chỉ xuất hiện trong kinh tế Việt Nam.
Sâu xa hơn, nguyên nhân của chất lượng tăng trưởng doanh nghiệp có xuất phát điểm từ cách tiếp cận còn kì thị đối với khu vực kinh tế tư nhân. Công lao của kinh tế tư nhân trong việc tạo việc làm và mang lại cơ hội cho người lao động là vô cùng ý nghĩa - đó chính là chủ nghĩa xã hội. Nhưng cho đến nay, khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa thực sự nhận được những thứ mà họ xứng đáng được nhận, như một môi trường kinh doanh công bằng, khen thưởng hay danh hiệu xứng đáng và cao quý.