Kỳ vọng tăng tốc quý IV Nền kinh tế đã trải qua giai đoạn “bạo bệnh” trong quý III với mức giảm 6,ớilỏngtrongtìnhhìnhmớilàgiảipháptốtchonềnkinhtếtỷ số bóng đa trực tuyến17% của GDP so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, diễn biến kinh tế quý III và 9 tháng đầu năm vẫn có những điểm sáng, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2021 cho thấy vẫn có 13,2% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý II/2021; 25,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Đánh giá do Tổng cục Thống kê đưa ra cho biết, dự kiến quý IV/2021, có 43,4% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2021 và 30,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 79,4% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2021 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2021. Đánh giá chung về tình hình kinh tế của Việt Nam trong quý IV và cả năm 2021, Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 vẫn có thể đạt được khoảng 2,7%. Ngân hàng đánh giá tốc độ hồi phục kinh tế sẽ gia tăng trong năm 2022 và duy trì mức dự báo tăng trưởng cho năm tới ở mức 7%. Ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered cho biết, tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng sẽ hồi phục trong quý IV và tình hình cụ thể sẽ phụ thuộc vào tiến trình mở cửa trở lại của các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Cần dòng vốn để kinh tế phục hồi Trong bối cảnh nền kinh tế đang cựa mình vươn dậy sau giai đoạn thu mình để chống chịu dịch bệnh, giải pháp được nhiều chuyên gia ủng hộ vẫn là các phương án khơi thông dòng vốn để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất và hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống trở lại. Trong đó, chính sách tài khóa và tiền tệ tiếp tục cần nới lỏng để mở van cho dòng vốn thấm sâu vào nền kinh tế. Chuyên gia kinh tế của Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ duy trì lãi suất chính sách ở mức 4% để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và tiếp tục thận trọng với các rủi ro lạm phát có thể bị tác động bởi các yếu tố đến từ nguồn cung. Trong khi đó, đánh giá của Công ty chứng khoán SSI vừa qua cũng đưa ra quan điểm chính sách tiền tệ trong thời gian tới sẽ được duy trì nới lỏng để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát tốt. Các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước bao gồm giảm lãi suất điều hành, tăng hạn mức tín dụng nhằm tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại có thể tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, các gói cho vay lãi suất thấp cũng có thể được triển khai đến các nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề như hàng không, du lịch hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quan điểm thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với chính sách tài khóa cũng nới lỏng chính là giải pháp đang được doanh nghiệp và người dân trông đợi để được đáp ứng nhu cầu vốn. Bộ Kế hoạch và đầu tư ước tính các gói hỗ trợ Covid trong năm 2021 là 10,45 tỷ USD, tương đương 2,85% GDP năm 2020, tương đối nhỏ so với các nước trong khu vực, và tạo dư địa để Chính phủ có thể có thêm các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ hồi phục trở lại trong quý IV, mặc dù mục tiêu giải ngân đầu tư công có thể không hoàn thành kế hoạch năm 2021, nhưng nhiều khả năng một phần vốn không nhỏ sẽ được chuyển nguồn để tiếp tục giải ngân trong năm 2022.
|