您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【lịch bóng đá anh hôm nay và ngày mai】Tập trung đầu mối chuyên sâu để quản lý thuế doanh nghiệp lớn 正文

【lịch bóng đá anh hôm nay và ngày mai】Tập trung đầu mối chuyên sâu để quản lý thuế doanh nghiệp lớn

时间:2025-01-26 01:25:33 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Quản lý rủi ro để tập trung nguồn lực vào những lô hàng rủi ro caoQuy định mới về quản lý thuế với d lịch bóng đá anh hôm nay và ngày mai

Quản lý rủi ro để tập trung nguồn lực vào những lô hàng rủi ro cao
Quy định mới về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Nhiều doanh nghiệp mới được công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan
Tập trung đầu mối chuyên sâu để quản lý thuế doanh nghiệp lớn
Toàn cảnh Hội thảo của Tổng cục Thuế ngày 23/11.

Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo “Quản lý thuế doanh nghiệp lớn tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Tổng cục Thuế tổ chức ngày 23/11.

Số lượng ít, số thu nhiều

Thực tế cho thấy, hiện nay, số lượng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,075% trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam nhưng các doanh nghiệp lớn đang đóng vai trò trọng yếu trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước.

Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, tổng số thu ngân sách nhà nước từ 561 doanh nghiệp lớn do Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) quản lý lũy kế 9 tháng năm 2020 đạt 195,62 nghìn tỷ đồng (bằng 97% so với lũy kế 9 tháng cùng kỳ năm 2019 và bằng 65% so với cả năm 2019).

Theo Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp lớn đã và đang mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có một cơ chế, chính sách ưu tiên dành riêng cho nhóm doanh nghiệp này. Các chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, lao động hay giải quyết các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh… thường ưu tiên các đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14).

Cùng với đó, trong công tác quản lý thuế, cơ quan Thuế hiện nay hướng đến coi người nộp thuế là đối tượng để phục vụ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn - những khách hàng đặc biệt quan trọng lại chưa có một cơ chế ưu tiên hay ưu đãi khác biệt so với phần còn lại. Công tác kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra thuế hay giải quyết vướng mắc, xử lý khiếu nại về thuế hiện nay tại cơ quan Thuế cũng không phân biệt theo quy mô hay nhóm người nộp thuế lớn.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh, xuất hiện nhiều các doanh nghiệp quy mô lớn không chỉ là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài mà còn cả các tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước. Việc phát triển ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp lớn đòi hỏi công tác quản lý thuế cũng phải được nâng cao, cơ chế hỗ trợ nhanh, điều phối kịp thời.

Tập trung quản lý chuyên sâu

Hiện nay, việc quản lý doanh nghiệp lớn được giao cho Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế. Quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn hiện nay còn gặp nhiều bất cập, hạn chế.

Cụ thể, hiện số lượng doanh nghiệp, quy mô/phạm vi được giao quản lý nhiều nhưng vị trí, vai trò và tổ chức, bộ máy của Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế chưa tương xứng. Đơn cử như việc Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn chủ trì, chịu trách nhiệm đối với nhiều khoản thu thuộc ngân sách trung ương, đòi hỏi sự phối hợp công tác chặt chẽ với các Bộ, ngành.

Tuy nhiên, trong việc phối hợp công tác này, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn chủ yếu đóng vai trò tham mưu cho Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính mà không có đủ thẩm quyền để quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của một cơ quan quản lý nhà nước. Điều này đôi khi làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả của công tác thu ngân sách nhà nước.

Trong công tác quản lý thuế, số lượng các doanh nghiệp được phân công cho Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn theo dõi quản lý là 405 doanh nghiệp, trong đó gồm 35 tập đoàn, tổng công ty, 17 lô mỏ dầu khí (nếu tính cả các công ty con, chi nhánh của các tập đoàn, tổng công ty thì có 2.750 mã số thuế). Tuy nhiên, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, giải đáp về mặt chính sách pháp luật hoặc thực hiện công tác báo cáo phục vụ điều hành thu ngân sách nhà nước (mang ý nghĩa thống kê hơn là quản lý). Các cục thuế địa phương vẫn là cơ quan quản lý thuế trực tiếp, chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ như kê khai, kế toán thuế; quản lý thu nợ, cưỡng chế thuế; thanh tra, kiểm tra thuế.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, đối với thực trạng quản lý các doanh nghiệp lớn hiện nay, các cơ quan Thuế trên cả nước đều bị giới hạn về thẩm quyền, đặc biệt trong mối quan hệ giữa cơ quan Thuế Việt Nam với cơ quan Thuế quốc tế. Bên cạnh đó, không một cơ quan Thuế nào có đủ thẩm quyền quản lý và có chính sách như chính sách cơ quan Trung ương. Do vậy, việc quản lý doanh nghiệp lớn tập trung sẽ phát huy hiệu quả cho các doanh nghiệp lớn.

Đặc biệt, ông Đặng Ngọc Minh cho rằng, ý nghĩa định hướng của Nhà nước Việt Nam là ngân sách trung ương luôn giữ vai trò quyết định, trong đó liên quan rất lớn tới quản lý thuế các doanh nghiệp lớn.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, việc quản lý các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, công ty đa quốc gia tập trung tại một đầu mối chuyên sâu sẽ mang lại hiệu lực, hiệu quả, hỗ trợ tốt hơn cho người nộp thuế lớn/khách hàng lớn. Ví dụ, hiện nay, đối với lĩnh vực Hải quan có phân luồng quản lý hàng hàng hóa nhập khẩu luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Hay đối với các hãng hàng không lớn trong nhóm Skyteam có chính sách ưu tiên khách hàng theo các hạng thẻ: Platinium, Gold, Titanium, silver; tương tự là các ngân hàng cũng có chính sách ưu tiên hỗ trợ khách hàng lớn …

Ông Hoàng Quang Phòng cũng nhận định, đã đến lúc ngành Tài chính và hệ thống Thuế cần tổ chức lại công tác quản lý thuế với doanh nghiệp lớn.

“VCCI thống nhất cao với chủ trương, đề xuất nâng cấp Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thành Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế với đầy đủ các chức năng về quản lý thuế để thực hiện hiệu lực, hiệu quả, hỗ trợ thống nhất, kịp thời cho các doanh nghiệp lớn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế vào ngân sách nhà nước. Việc nâng cấp này không làm tăng đầu mối, không làm tăng biên chế của ngành Thuế, phù hợp với yêu cầu, thực tiễn khách quan trong công tác quản lý thuế hiện nay”, ông Phòng khẳng định.

Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có kết luận số 90/TB-VPCP ngày 11/3/2020 tại Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, trong đó nhấn mạnh “Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Thuế theo tinh thần của các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; tăng cường năng lực cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục, trong đó lưu ý thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, công ty đa quốc gia…”

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã phản ánh đúng nhu cầu khách quan, xu thế tất yếu và sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn trong ngành Thuế, tổ chức lại mô hình từ Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thành Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn ở cấp Trung ương (Tổng cục Thuế) để tập trung, thống nhất, giữ vai trò chủ đạo của nguồn thu ngân sách Trung ương, từ đó tạo động lực cho cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế và nâng cao công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước.