【ketquabongda truc tuyen】Bài toán người di cư từ Syria vẫn chưa có lời giải

Giao tranh ác liệt lại diễn ra đã làm cho hàng chục ngàn người Syria phải bỏ nhà cửa di cư sang các nước láng giềng. Làn sóng người di cư này nhiều khả năng sẽ chạy sang các nước châu Âu.

Người tị nạn Syria. Ảnh: Reuters

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan mới đây đã cảnh báo châu Âu về làn sóng di cư mới từ Syria nếu bạo lực ở phía Bắc quốc gia này không chấm dứt. Hiện tại,ườidicưtừSyriavẫnchưaclờigiảketquabongda truc tuyen nước này sẽ không thể kiểm soát được làn sóng người di cư mới từ Syria, đồng thời cảnh báo các nước châu Âu sẽ sớm cảm nhận được tác động nếu bạo lực ở phía Bắc Syria không chấm dứt.

Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh chiến sự gia tăng ở Idlib (Tây Bắc Syria). Đây được xem là sào huyệt cuối cùng của quân nổi dậy ở Syria. Chính chiến sự đã khiến cho làn sóng người tị nạn đang di chuyển từ Idlib tới Thổ Nhĩ Kỳ ngày một nhiều hơn. Ông Erdogan lo lắng: “Hơn 80.000 người anh em của chúng tôi tại Idlib đã bắt đầu di cư về phía biên giới của chúng tôi. Nếu bạo lực đối với người dân Idlib không dừng lại, con số này sẽ còn tăng hơn nữa. Trong trường hợp đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể một mình gánh vác và tất cả các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Hy Lạp cũng sẽ sớm cảm nhận áp lực này của Thổ Nhĩ Kỳ”. Theo con số chính thức, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận khoảng 3,6 triệu người tị nạn Syria và đã chi tới 40 tỉ USD cho họ.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tìm sự ủng hộ tài chính của quốc tế đối với việc tái định cư cho 1 triệu người tị nạn Syria tại khu vực mà nước này đã chiếm giữ được trong chiến dịch quân sự xuyên biên giới hồi tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, kế hoạch tới nay chỉ nhận được rất ít sự hưởng ứng của các nước.

Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Liên minh châu Âu (EU) nên chi nhiều hơn so với con số 6,6 tỉ USD Mỹ đã phân bổ để hỗ trợ người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, EU chỉ đưa ra cam kết hỗ trợ khoảng 3,5 triệu người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi cuộc chiến kéo dài hơn 8 năm qua tại Syria đã khiến hàng triệu người phải đi sơ tán. Đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí chặn dòng người di cư tìm đường đến châu Âu.

Những bất đồng về quan điểm trên đã khiến mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU căng thẳng thời gian gần đây. Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo sẽ “mở cổng” cho phép người tị nạn tràn vào châu Âu, nếu châu Âu không ủng hộ kế hoạch của nước này đưa người tị nạn Syria trở về quê hương.

Trong một động thái liên quan, Lực lượng Chính phủ Syria đã tuyên bố giành được quyền kiểm soát Alteh, một điểm nóng ở tỉnh dlib. Làng Alteh là căn cứ chính của Mặt trận Nusra, một nhánh của al-Qaeda ở Syria. Chính phủ Syria đã bắt đầu chiến dịch quân sự từ ngày 19-12 nhằm giành lại quyền kiểm soát tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Một số ngôi làng trong tỉnh đã được giải phóng trong thời gian gần đây.

Trước đó, Tướng Yuri Burenkov, người đứng đầu trung tâm của Nga về hòa giải Syria, nói rằng khoảng 100 tay súng đã cố tấn công làng Qarratin al-Qabira ở Idlib cuối tuần vừa qua nhưng đã bị lực lượng chính phủ đáp trả.

Hồi tháng 8-2019, Chính phủ Syria đã tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm giành lại tỉnh Hama và tỉnh Idlib bị các nhóm phiến quân kiểm soát từ năm 2014, trong đó có cả thành phố Khan Sheikhoun, đồng thời tiếp cận được với tuyến đường cao tốc M5 nối Damascus với Aleppo. Tuy nhiên, Idlib vẫn là một căn cứ khủng bố, và là nhà của khoảng 10.000 phiến quân liên kết với các nhóm khác nhau.

Hồi tháng 11-2019, Tổng thống Syria Bashar Al Assad cho rằng, chiến dịch quân sự giải phóng Idlib có thể sẽ không mất nhiều thời gian, nhưng cần phải có thời gian để người dân sơ tán khỏi khu vực.

Giới phân tích nhận định, làn sóng người di cư từ Syria đi các nước sẽ còn tăng lên nếu như các cuộc chiến đẫm máu vẫn còn diễn ra. Bao giờ quốc gia Trung Đông này mới được hòa bình để người dân yên tâm sinh sống vẫn là câu hỏi khó chưa có lời giải.

HN tổng hợp