Masan Group: Từ doanh nghiệp sản xuất gia vị đến tập đoàn nghìn tỷ
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) là một trong những tập đoàn kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam,ừdoanhnghiệpsảnxuấtgiavịđếntậpđoànnghìntỷbxh vdqg nauy sở hữu những danh mục đầu tư và những ngành nghề kinh doanh thuộc loại đứng đầu về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách tỷ phú thế giớinăm 2021. Trong đó, Việt Nam lần đầu tiên có 6 đại diện. Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Group là một trong 6 đại diện này.
Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập Công ty cổ phần Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị. Tháng 11 năm 2004 công ty được thành lập dưới tên là Công ty cổ phần Hàng hải Ma San với số vốn điều lệ 3,2 tỷ đồng.
Công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Ma San (tên tiếng Anh là Ma San Group Corporation) vào tháng 8 năm 2009 và đã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM vào ngày 5 tháng 11 năm 2009.
Thời điểm cuối năm 2012, công ty phát triển trở thành doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam. Mức doanh thu tại thời điểm năm 2012 đạt được 10.575 tỷ đồng, gấp 16 lần so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế lên đến 1.962 tỷ đồng, gấp 22,5 lần so với năm 2007. Công ty cũng đã chính thức thay đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Masan vào tháng 7 năm 2015. Hiện tại, vốn điều lệ của Masan là 11.747 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Groupchia sẻ: "Cách đây đúng 25 năm, Masan khởi đầu hành trình của mình với niềm tin rằng "phụng sự người tiêu dùng" là cách tốt nhất để thành công trong kinh doanh.
Công nghệ và các phát kiến sáng tạo là động lực cho sự tăng trưởng đột phá và giá trị gia tăng vượt trội. Việc mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ hiện đại đã gia tăng khả năng tiếp cận thị trường của Masan từ mức chỉ chiếm 1% ngân sách tiêu dùng lên mức gần 25%".
Năm 2020, Masan đã thành lập Công ty cổ phần The CrownX, nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp hàng đầu, nắm giữ lợi ích của Masan tại MasanConsumerHoldings (MCH) và VinCommerce (VCM). Trong số đó, MCH là một trong những công ty hàng tiêu dùng có thương hiệu lớn nhất Việt Nam, tập trung vào xây dựng thương hiệu mạnh và phát triển sản phẩm mới.
VCM là hệ thống bán lẻ hiện đại có quy mô toàn quốc, dẫn đầu về số lượng điểm bán tại Việt Nam. Ngoài ra, việc mua lại VCM đã mang lại sức mạnh hiệp lực đáng kể với Masan MEATLife (MML). Các sản phẩm MEATDeli hiện đã có mặt tại hơn 1.200 cửa hàng VinMart+.
Ông Trương Công Thắng Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần The CrownX chia sẻ: The CrownX sẽ là nơi hệ thống bán lẻ, thịt có thương hiệu và dịch vụ tài chính liên kết và hợp lực để tạo thành một nền tảng kinh doanh thông suốt. Vì vậy, The CrownX được coi là chương đầu tiên trong hành trình "Point of Life" mà Masan đang xây dựng.
Ông Trương Công Thắng cũng khẳng định, với mô hình "đặt người tiêu dùng làm trọng tâm", The CrownX và Point of Life được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực để đáp ứng những nhu cầu lớn của người tiêu dùng một cách trọn vẹn nhất.
Nhờ đó, người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, mua sắm nhu yếu phẩm đáp ứng tiêu chí "Tươi ngon thượng hạng" với giá rẻ hơn từ 5 - 10% so với hiện tại. Các sản phẩm chất lượng của nhà sản xuất, người nông dân được phân phối rộng khắp, cắt giảm chi phí trung gian, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Nhà bán lẻ được liên kết, hỗ trợ, từ đó gia tăng lợi nhuận.
The CrownX đặt mục tiêu đạt doanh thu thuần 8 tỷ USD vào năm 2025; trong đó, Masan Consumer đóng góp 3 tỷ USD và VinCommerce đóng góp 5 tỷ USD. The CrownX hướng đến sở hữu 25 thương hiệu tiêu dùng hàng đầu, 10% doanh thu đến từ kênh online.
Ông Nguyễn Đăng Quang cũng khẳng định, kế hoạch 5 năm tới của Masan là xây dựng một mô hình hiệu quả để phục vụ từ 30-50 triệu người tiêu dùng và tạo nên chuỗi giá trị to lớn. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho các hàng hóa thiết yếu; nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10%; đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hoạt động hiện tại của họ.
Mô hình mới đã được thử nghiệm tại TP HCM với kết quả ấn tượng khi đáp ứng tỷ lệ đủ hàng (96-97%) thời điểm 7 tuần đầu 2021, thời gian giao hàng giảm dưới 2 ngày thay vì 6-7 ngày, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Hiện MSN đang mở rộng thử nghiệm tại Đà Nẵng và Hà Nội.
Đối với kế hoạch tài chính năm 2021, Masan Group đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt từ 92.000 đến 102.000 tỷ đồng (tăng trưởng từ 19% đến 32% so với năm 2020), lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của công ty đạt từ 2.500 đến 4.000 tỷ đồng (tăng trưởng 103% đến 224% so với năm 2020).
Biên EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) và biên NPAT (lợi nhuận sau thuế), được kỳ vọng lần lượt đạt mức từ 15-20% và từ 3-5% nhờ vào biên EBITDA dương của VCM và cải thiện biên EBITDA của mảng kinh doanh thịt MML trong năm 2021.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS), Masan Group có thể cán mốc kế hoạch doanh thu đặt ra trong năm 2021 nhờ tăng trưởng hai chữ số từ tất cả các mảng kinh doanh chính; trong đó đóng góp chính đến từ MCH và VCM.
Tuy nhiên, lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông có thể đạt 90% so với kế hoạch đề ra trên cơ sở ước tính thận trọng biên EBITDA của VCM ở mức -2% trong năm 2021 do tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát triệt để.
Trong năm 2021, Masan sẽ phát triển mạng lưới 10.000 cửa hàng tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác với những tiệm tạp hóa gia đình. Ngoài ra, Tập đoàn sẽ xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp xuyên suốt từ online đến offline và kết hợp với Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) để phát triển ít nhất 50% cửa hàng trở thành các điểm kết hợp cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và cổng thanh toán kỹ thuật số.
Hiện tại, Masan Group đang sở hữu gián tiếp 72,7% cổ phần tại Masan Cosumer Holding – đây là công ty đứng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhất là sản phẩm hàng nước mắm, nước tương và tương ớt.
Bên cạnh đó, công ty cũng sở hữu gián tiếp 86% Masan High-Tech Materials (MHT) – nhà cung cấp vonfram, bismut và florit lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thịt lợn, sản xuất thực phẩm chăn nuôi thông qua sỡ hữu gián tiếp Công ty cổ phần Masan MEAT Life (87,9%). Vào cuối năm 2019, MSN đã hợp nhất với VCM và sở hữu gián tiếp 80,1%./.