【giải bóng đá scotland】Ngân hàng đòi nợ: Chênh vênh lỗ hổng pháp lý
>> Xử lý nợ xấu: Con nợ 'ép' chủ nợ
Ngân hàng được quyền thu giữ,ânhàngđòinợChênhvênhlỗhổngpháplýgiải bóng đá scotland bán tài sản đảm bảo
Thông thường, vay và cho vay là quan hệ dân sự nên hai bên tự thỏa thuận với nhau về mọi khía cạnh giao dịch, miễn không vi phạm các quy định khác của pháp luật. Các hợp đồng vay thường ghi rõ nếu bên vay không trả được nợ thì bên cho vay sẽ thu giữ, bán tài sản để thu hồi khoản nợ. Chỉ khi việc thu hồi bị cản trở tức phát sinh tranh chấp mà hai bên không tự thỏa thuận được mới cần đến tòa án để giải quyết.
Trong quan hệ cho vay bằng tài sản đảm bảo, việc thu giữ và xử lý đối với tài sản đảm bảo đã được quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 16/2014/TLT-BTP-BTNMT-NHNN.
Cụ thể, điều 63 Nghị định 163 ghi rõ: Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm: Thông báo trước cho người giữ tài sản trong một thời hạn hợp lý và không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, thế nào là điều cấm trong thu giữ tài sản đảm bảo hay thế nào là trái đạo đức xã hội thì chưa rõ ràng.
Khoản 4, điều 7, Thông tư 16 quy định: Trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên nhận thế chấp có quyền thực hiện các biện pháp:
- Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo thủ tục quy định tại Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP trong trường hợp khoản nợ là vật;
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải trả số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
- Yêu cầu bên thế chấp thực hiện tiếp nghĩa vụ bảo đảm trong trường hợp giá trị nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ thực hiện không đủ để thanh toán giá trị nghĩa vụ của bên thế chấp;
- Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa, quy định là như vậy, nhưng thiếu những ràng buộc, chế tài chặt chẽ trong việc thực hiện nên trên thực tế, quyền chủ động xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng rất khó khăn, và hầu như phụ thuộc vào sự hợp tác, thiện chí của người trả nợ.
Người vay không hợp tác, ngân hàng… bó tay
Theo luật sư Trương Thanh Đức, chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng, việc thu hồi nợ của ngân hàng thường gặp 3 trường hợp. Thứ nhất, khách hàng tự nguyện trả nợ đúng hạn hoặc hợp tác để bán tài sản trả nợ cho ngân hàng. Thứ hai, khách hàng không tự nguyện, nhưng ngân hàng tạo sức ép, đứng ra bán tài sản để thu hồi nợ và khách hàng không có kiện cáo gì. Còn trường hợp thứ 3 là khách hàng chây ỳ, không trả nợ, cũng không giao tài sản, thì buộc phải đưa ra tòa để tòa xử và sau đó tòa thực hiện thi hành án theo bản án đã xử.
Theo đại diện một ngân hàng, nếu khách hàng không đồng ý, hoặc không ký giấy tờ, không có mặt nơi cư trú, không đến tòa… là việc xử lý tài sản hoàn toàn bế tắc. Vì vậy, dù ngân hàng được quyền thu giữ tài sản, bán tài sản đảm bảo nhưng nếu không có sự hợp tác của khách hàng thì cũng…. chịu.
Hơn nữa, khi phải xử lý theo con đường tố tụng, thường mất phải 2 – 3 năm và chi phí rất tốn kém. Việc khó xử lý như vậy, khiến khách hàng càng nhìn nhau, chây ì, chống đối và vô hiệu hóa những quy định pháp luật.
“Việc niêm phong và dán thông báo của ngân hàng cũng chỉ là một biện pháp cảnh báo để chủ nhà phải hợp tác, trả nợ… Lâu nay, ngân hàng thường ngại ảnh hưởng đến tiếng tăm nên không muốn làm căng”, luật sư Trương Thanh Đức nhận xét.
Theo ông Trương Thanh Đức, câu chuyện về những khó khăn khi xử lý nợ đã được nói đến rất nhiều. Đây là một nguy cơ gây nợ xấu lớn cho ngân hàng, thậm chí đóng cửa cả ngân hàng mặc dù tài sản vẫn còn, nợ vẫn còn.
Thông thường, nếu đúng thỏa thuận, món nợ được xử lý nhanh thì tổn thất không có gì. Nhưng nếu khách hàng kéo dài việc trả nợ, dẫn đến chuyện phải đưa nhau ra tòa. Khi đó, nếu ngân hàng cứ tính đủ lãi suất quá hạn kéo dài, giá tài sản lại giảm thì có nguy cơ khách hàng mất tài sản mà vẫn chưa trả hết nợ.
Tuy nhiên, vì pháp luật của chúng ta chưa nghiêm, quy định chưa chặt chẽ, nên khách hàng có cảm giác là cứ kéo dài, chây ì thì càng có lợi nên đã lợi dụng. “Từ đó, người này nhìn người kia, dẫn đến tình trạng thiệt hại cho ngân hàng, nhìn rộng hơn là nguy hiểm cho nền kinh tế, cho cả xã hội khi các cam kết, thỏa thuận bị coi thường, pháp luật không được tôn trọng”, luật sư Trương Thanh Đức nói./.
Hoàng Yến