游客发表

【w2.ket qua bong da】Bệnh kinh niên ngành nông nghiệp

发帖时间:2025-01-25 14:53:35

Nguyên nhân là bởi,ệnhkinhniênngànhnôngnghiệw2.ket qua bong da nông dân trồng mía thất thu nặng ở niên vụ 2017 – 2018, hầu như càng trồng nhiều càng lỗ. Cụ thể, giá đường xuống thấp nên niên vụ 2017 – 2018, giá thu mua mía của các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chỉ còn 900.000 đồng/tấn (10 CCS), giảm khoảng 150.000 đồng/tấn so với niên vụ trước. Tại Phú Yên tình hình cũng không mấy khả quan khi những ngày cuối tháng 4, mía tiếp tục giảm xuống mức 770.000 đồng/tấn. Mức giá trên là áp dụng với diện tích mía ký hợp đồng bao tiêu với nhà máy, còn diện tích không bao tiêu chỉ đạt 720.000 đồng/tấn, cứ giảm 1 chữ đường sẽ bị trừ 10%, 10 tấn mía bị nhà máy trừ gần 1 tấn tạp chất. “Trừ đầu trừ đuôi”, giá đến tay nông dân chỉ còn khoảng 650.000 đồng/tấn. Với mức giá này, đến 90% dân trồng mía thua lỗ.

Không ít hộ dân chia sẻ, họ quyết định bỏ mía trồng sắn vì sắn dễ trồng, ít công chăm sóc. Tuy nhiên, phải nói thêm rằng, trung bình 1ha mía trồng mới, nông dân đầu tư hết khoảng 30 triệu đồng và được lưu gốc từ 1-2 năm sau khi thu hoạch lần đầu. Đến nay giá mía vừa giảm, nông dân đã vội phá bỏ để trồng cây khác thực sự là điều lãng phí. Mặt khác, nếu nông dân ồ ạt trồng sắn sẽ khiến quy hoạch sắn tại các địa phương bị phá vỡ. Điều này vô hình trung làm dư thừa sản lượng sắn, dẫn đến các nhà máy thu mua sẽ chậm, khắt khe hơn. Ngoài ra, nông dân trồng sắn quá nhiều còn có thể dẫn đến không ít hệ lụy. Điển hình như, nông dân chuyển sang trồng sắn trong điều kiện không chuẩn bị sẵn giống nên sẽ sử dụng các giống cũ, giống chất lượng không cao, thậm chí là giống nhiễm bệnh, gây ra những hậu quả khôn lường.

Từ trước tới nay, trong ngành nông nghiệp Việt Nam, chuyện ồ ạt bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác không có gì lạ. Điển hình là trường hợp một vài năm trước, khi hạt tiêu được giá, nông dân nhiều nơi ồ ạt rủ nhau chặt bỏ cao su, cà phê, phá mía, phá sắn để trồng tiêu. Gần dây, hồ tiêu rớt giá mạnh, người ta lại bàn đến chuyện làm sao để hạn chế diện tích…

Tính bất ổn trong sản xuất, việc đổ xô, ồ ạt phá bỏ loại cây này thay thế bằng cây trồng khác nhằm hưởng lợi ích trước mắt cứ “tái đi tái lại”, trở thành căn bệnh kinh niên. Đừng đổ lỗi tất cả cho nông dân, cơ quan quản lý nhà nước mới chính là người quyết định hướng đi của một ngành cây trồng, một vùng chuyên canh hay một ngành chế biến nông sản. Nếu chỉ xây dựng quy hoạch mà không có cơ chế thực hiện, không đẩy mạnh khâu tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện theo quy hoạch thì quy hoạch cũng là vô nghĩa. Mặc dù đã có không ít nỗ lực, song đến nay nông nghiệp Việt vẫn đang thiếu một chính sách căn cơ, bài bản trong quy hoạch cây trồng, ổn định đầu ra cho nông sản, đảm bảo cho sản xuất bền vững. Muốn chữa "căn bệnh" trồng-chặt hay tình trạng phổ biến "được mùa mất giá, được giá mất mùa", đó là điều phải nhanh chóng dựng xây, hoàn thiện.

    热门排行

    友情链接