游客发表
发帖时间:2025-01-10 23:18:47
Ảnh hưởng từ nguyên liệu
Do ảnh hưởng từ nguồn nguyên liệu, không ít lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua bị trả về, không chỉ ảnh hưởng đến DN mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu thủy sản của Việt Nam. Mới đây, Kuwait đã tạm ngừng thông quan một số sản phẩm tôm và động vật giáp xác (tươi, ướp lạnh, đông lạnh, đã qua xử lý) có xuất xứ từ Việt Nam do xuất hiện virus bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) ở tôm.
Theo đánh giá sơ bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait, nhiều khả năng Bộ Công Thương Kuwait ban hành quyết định trên dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh và dựa trên quyết định tương tự của Ả-rập Xê-út tạm ngừng nhập khẩu một số sản phẩm tôm của Việt Nam năm 2016 và toàn bộ thủy sản của Việt Nam cuối tháng 1/2018. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng chất lượng sản phẩm tôm của Việt Nam XK sang Kuwait phát sinh virus như phía bạn đề cập.
Từ thực tế này, Cục XNK- Bộ Công Thương khuyến cáo các DN chủ động kiểm tra, kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của Kuwait.
Theo các DN thủy sản, năm 2018, một số yếu tố tiếp tục tác động ảnh hưởng không tích cực đến xuất khẩu thủy sản của các DN, như: Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ; Thuế chống bán phá giá tôm và cá tra; “Thẻ vàng” IUU và một vấn đề nội tại: Nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản không ổn định, vấn đề kháng sinh tạp chất trong nguyên liệu mặc dù đã giảm, song vẫn còn tồn tại.
Nhận định về nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu thủy sản, các DN cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn. Do những biến động của thị trường và kết quả dự báo nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến thủy sản luôn thiếu tính chính xác, dẫn đến sự mất cân đối cung cầu. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và dịch bệnh cũng là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thủy sản...
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn cho rằng, ngành cá tra đang phát triển nóng về giá nguyên liệu trong hơn 20 năm qua. Người nuôi cá hiện rất quan ngại khi giá nguyên liệu không ổn định. Giá lên cao đã thu hút sự quan tâm của các nước trong khu vực lân cận, tác động không nhỏ đến chế biến, xuất khẩu cá tra. Các DN lo ngại giá cá tra cao có thể các nước nhập khẩu sẽ thay thế cá tra bằng loại cá khác. Việc tăng giá cá tra đã tiềm ẩn sự không ổn định về nguyên liệu chế biến. Để khắc phục tình trạng này, các DN cá tra nên ngồi lại để nhận diện được các mối nguy để có giải pháp cụ thể, căn cơ, đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững, phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
Bà Nguyễn Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản cho biết, để hạn chế việc bơm tạp chất vào tôm, kiểm tra kháng sinh cấm cần phải hình thành chợ tôm, có quy định cụ thể, tất cả nguyên liệu tôm phải giao dịch qua chợ, nuôi trồng thủy sản áp dụng phương thức quản lý bằng thiết bị thông minh mới hạn chế, tiến tới chấm dứt việc bơm tạp chất vào tôm, cũng như sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản... Bên cạnh đó, việc không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đã ảnh hưởng đến giá thành nguyên liệu thủy sản nuôi, khiến thủy sản Việt Nam kém cạnh tranh và phụ thuộc vào sự lên xuống của thị trường nguyên liêu nhập khẩu...
Khó khăn nguồn nguyên liệu
Bà Thu Sắc, đại diện Ủy ban Hải sản (VASEP) cho rằng, “thẻ vàng” thủy sản đối với Việt Nam vừa qua là thách thức, nhưng cũng là cơ hội lớn để ngành thủy hải sản Việt Nam với nhiều lợi thế về biển có những thay đổi căn bản trong việc đánh bắt, chế biến nguyên liệu thủy sản để vượt qua thẻ vàng, lấy lại thẻ xanh vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, hiện nay các DN thủy sản lại đang gặp vướng mắc trong việc xác nhận nguyên liệu chế biến.
Theo phản ánh của một số DN XK hải sản, từ 18/3/2018 đến nay, số lượng nguyên liệu hải sản khai thác được xác nhận tại các cảng không được bao nhiêu, việc này đang gây khó cho các DN xuất khẩu thủy sản. Có nhiều lý do, như: Việc chuyển giao nhiệm vụ xác nhận nguyên liệu khai thác từ Chi cục Thủy sản sang Cảng cá theo Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT; thiếu nguồn lực, nhân lực, cơ sở hạ tầng…
Theo đánh giá của các DN thủy sản, xu hướng hiện đại mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện là tăng cường kiểm soát theo chuỗi sản xuất, truy xuất nguồn gốc, chú trọng vào các khâu trước chế biến. Nhưng hiện tại việc kiểm soát chất lượng, an toàn thủy sản xuất khẩu ở Việt Nam, bản thân DN không đủ khả năng để kiểm soát quá trình sản xuất nguyên liệu như: Chất lượng con giống, việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh cấm trong quá trình nuôi, cũng như việc bơm tạp chất. Việc xuất khẩu đầy rủi ro trong xu thế các nước nhập khẩu Mỹ, Nhật, EU ngày càng tăng cường và thắt chặt các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại hội nghị của ngành Thủy sản được tổ chức tại TP.HCM mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Trần Thanh Nam cho rằng, nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản là một trong vấn đề được quan tâm trong chế biến, xuất khẩu thủy sản. Các DN thủy sản cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến của các DN. Xây dựng vùng nguyên liệu an toàn bằng cách tăng cường liên kết giữa sản xuất và nuôi trồng để cùng phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, xây dựng sàn giao dịch đấu giá thủy sản, có như vậy mới giải quyết căn cơ việc truy xuất nguồn gốc nguồn nguyên liệu, hướng đến xuất khẩu bền vững.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接