当前位置:首页 > Cúp C2

【ty sô ma cao】Nỗi lo hoả hoạn

Báo Cà MauTheo báo cáo của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Cà Mau, trong năm 2015 toàn tỉnh xảy ra 16 vụ cháy, nổ (tăng bốn vụ so với cùng kỳ năm 2014), làm bị thương bốn người, tổng thiệt hại tài sản trên 11 tỷ đồng. Cháy, nổ xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là ý thức chủ quan của người dân.

Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Cà Mau, trong năm 2015 toàn tỉnh xảy ra 16 vụ cháy, nổ (tăng bốn vụ so với cùng kỳ năm 2014), làm bị thương bốn người, tổng thiệt hại tài sản trên 11 tỷ đồng. Cháy, nổ xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là ý thức chủ quan của người dân.

Thế nhưng, cũng phải nhìn nhận thực tế là thời gian qua, sự phối hợp giữa một số ngành chức năng, tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC còn chậm và thiếu chặt chẽ. Trong khi đó, lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy tại chỗ chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.

Nỗi lo tiềm ẩn

Toàn tỉnh hiện có trên 60 chợ, lượng hàng hoá được trữ tại chợ rất lớn nhưng hầu hết các chợ không đạt tiêu chuẩn và chưa đảm bảo điều kiện, quy định về PCCC. Đó cũng là nguyên nhân của nhiều vụ cháy chợ trong thời gian qua và gần nhất là vụ cháy chợ ở huyện Thới Bình, xảy ra vào đầu năm 2015, làm thiệt hại tài sản trên 7 tỷ đồng.

Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, cho biết, phần lớn các chợ hiện nay đều trong tình trạng xuống cấp, mà số hộ kinh doanh bên trong chợ rất đông, hàng hoá đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau. Song, quản lý Nhà nước về hoạt động chợ hiện nay ở các địa phương còn nhập nhằng trách nhiệm, nên việc đầu tư phương tiện, xây dựng lực lượng chữa cháy tại chỗ tuy có nhưng hoạt động kém hiệu quả.

Để bớt nỗi lo hoả hoạn ở các chợ, việc cần làm trước hết là chính quyền địa phương phải xây dựng ban quản lý chợ như đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Khi đã được trao quyền tự quyết và chịu trách nhiệm thì buộc ban quản lý chợ sẽ tự nâng cao vai trò quản lý các hoạt động trong phạm vi chợ, cũng như tổ chức đảm bảo công tác PCCC, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Về lâu dài, các địa phương cần có chính sách phù hợp để kêu gọi vận động xã hội hoá xây dựng mới các chợ phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia. Đây cũng là chủ trương của tỉnh, bởi nhu cầu cấp thiết chỉnh trang nâng cấp chợ để phát triển thị trường kinh doanh hàng hoá, đồng thời hạn chế tình trạng cháy, nổ ở khu vực chợ, nhưng kinh phí đầu tư quá lớn mà nguồn ngân sách địa phương có giới hạn.

“Nếu như tình hình không được khắc phục, nghĩa là các chợ vẫn trong tình trạng quá tải hoạt động, việc thực hiện ký kết hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh, kinh doanh các dịch vụ tại chỗ… là do UBND quản lý và ban quản lý chợ hoạt động như một đội bảo vệ như hiện nay thì nguy cơ cháy chợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là cao điểm mùa khô”, Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng khẳng định.

Chưa đảm bảo an toàn

Cùng tốc độ phát triển đô thị, nhiều khu dân cư mới được xây dựng, nhiều tuyến lộ hẻm dân cư đã hình thành trước đây cũng được nâng cấp mở rộng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền pháp luật về PCCC được thực hiện thường xuyên, ý thức người dân được nâng lên. Tình trạng sử dụng điện chia hơi, tự kéo điện sinh hoạt chồng chéo như mạng nhện… ở các khu dân cư được cải thiện tốt hơn.

Tuy nhiên, nhu cầu học tập của sinh viên ở xa, người mua bán dạo nơi khác đến… nhà trọ bắt đầu phát triển nhanh, xen lẫn trong các khu dân cư. Người ở trọ nấu ăn ngay trong phòng của mình thuê, có người còn đặt bàn thờ cúng… rồi tự ý kéo điện để xài theo nhu cầu sinh hoạt của mình. Cho nên, vấn đề cháy, nổ ở các khu dân cư vẫn chưa đảm bảo an toàn.

Theo Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng, ngoài vấn đề phức tạp ở các nhà trọ thì hoạt động kinh doanh xăng, dầu ở những nơi tập trung dân cư đông đúc cũng đáng lo ngại, sẽ đề nghị di dời các cơ sở kinh doanh xăng, dầu thiếu diện tích, không thuận lợi giao thông ra khỏi khu dân cư. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh nhà trọ thực hiện tốt các quy định về PCCC. Hiện nay, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH chủ động phối hợp với công an địa phương xây dựng các đội PCCC dân phòng và tiến hành xây dựng mô hình “Khu nhà trọ bình yên, an toàn PCCC”.

Cháy, nổ là sự cố và để giảm thấp nhất thiệt hại sự cố hoả hoạn thì mỗi hộ dân nên tự trang bị bình chữa cháy CO2, bởi loại bình này rất tác dụng trong việc chữa ban đầu khi đám cháy mới phát sinh. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần quan tâm kiểm tra, quản lý hoạt động kinh doanh nhà trọ, thường xuyên củng cố, xây dựng lực lượng chữa cháy tại chỗ cũng như quan tâm đầu tư phương tiện chữa cháy.

“Tình hình cháy, nổ càng phức tạp và tính chất nguy hiểm hơn nên việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về PCCC, tập trung xây dựng lực lượng chữa cháy tại chỗ… phải được quan tâm thực hiện thường xuyên", Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng đề xuất./.

Mã Phi

分享到: