【kết quả trận myanmar】Xây dựng hệ thống thông tin, quản lý mã số vùng trồng giúp định danh nông sản Việt
Các đại biểu bấm nút công bố triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng. Ảnh: Khánh Linh |
Chiều ngày 19/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức (NN&PTNT) tổ chức lễ phát động “Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn”, công bố triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng.
Đưa hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng vào khai thác
Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến - Phó Trưởng ban chỉ đạo Chương trình chuyển đổi số nông nghiệp, cho biết việc hoàn thành, đưa hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng vào khai thác tiếp sau hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực lớn của ngành trong việc cam kết đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số. Điều này cũng nhằm thay đổi tư duy, cách thức quản lý mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” trong thời gian tới.
Phát động “Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn” Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã phát động phong trào thi đua "Tích cực thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025” góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, phát triển bền vững. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, đừng xem hôm nay là ngày phát động phong trào, chỉ mang tính thời điểm, mà chuyển đổi số là hành trình xuyên suốt, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt với các quốc gia khác. |
Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có trên 4,8 triệu ha diện tích cây lâu năm; trong đó, cây ăn quả 1,17 triệu ha; cây công nghiệp 2,2 triệu ha; lúa 3,9 triệu ha; thanh long gần 64,2 nghìn ha… Những năm qua, với những chính sách, bước đi đúng, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt đã đạt được những thành tựu to lớn.
Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật đã góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng nông sản; đồng thời, tạo nên lợi thế và mũi nhọn chiến lược, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gần 100 triệu dân trong nước, vừa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng quốc gia, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Hiện nay, nhiều địa phương đã và đang hình thành vùng sản xuất với sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, các hợp tác xã với nhà máy chế biến, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm… Nhiều vùng đã được cấp mã số định danh để theo dõi, kiểm soát tình hình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng nông sản, như: lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long; cà phê, chanh leo ở Tây Nguyên; thanh long ở Bình Thuận; nhãn, vải thiều ở Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Sơn La…
Tuy nhiên, theo ông Phùng Đức Tiến, việc triển khai cấp mã số vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa kết nối đầy đủ thông tin giữa sản xuất và thị trường; nhất là trước nhu cầu đỏi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và quốc tế về truy xuất nguồn gốc, chất lượng nông sản.
Thực tế này, đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải đẩy nhanh việc chuyển đổi số lĩnh vực trồng trọt. Trước mắt, ngành sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng với cây thanh long, lúa gạo cùng một số cây trồng chủ lực khác để kết nối, nâng cao hiệu quả giữa sản xuất, thị trường và người tiêu dùng.
“Việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cập, quản lý mã số vùng trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc “Định danh nông sản Việt”, góp phần xây dựng lòng tin, khẳng định thương hiệu về chất lượng của nông sản Việt trên thị trường nội địa và quốc tế, cũng như những lợi ích kinh tế mang lại cho người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp” - ông Phùng Đức Tiến nói.
Công ty CP Bang Bình (tỉnh Bình Thuận) - doanh nghiệp trồng thanh long thao tác đăng ký mã số vùng trồng và cơ sở thông tin trên hệ thống. Ảnh: Nguyên Phương |
Lựa chọn cây thanh long để thí điểm triển khai
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến hy vọng, hệ thống tin, cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người nông dân. Điển hình như theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm tại nguồn; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng; hỗ trợ, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác... Đối với cơ quan quản lý, hệ thống sẽ hỗ trợ trực tiếp chỉ đạo sản xuất một cách nhanh chóng, kịp thời.
Tới thời điểm này, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cập nhật, quản lý mã số vùng trồng đã được xây dựng trên phiên bản website và ứng dụng điện thoại với các phân hệ dành cho cơ quan quản lý, cán bộ xác minh và người dân đăng ký.
Ngay tại buổi lễ triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng, qua màn hình trực tuyến, phía Công ty CP Bang Bình (tỉnh Bình Thuận) đã thử kết nối với hệ thống để đăng ký các thông tin về doanh nghiệp. Đây là một trong những doanh nghiệp trồng thanh long có quy mô khoảng 900 ha, diện tích đang cho thu hoạch khoảng 200 ha, với sản lượng dự kiến 14.000 tấn.
Theo Công ty CP Bang Bình, bước đầu đăng ký mã số cũng có nhiều thông tin nên cũng mất khoảng thời gian, nhưng cung cấp càng nhiều thông tin trên cơ sở dữ liệu càng có lợi cho doanh nghiệp sau này. Tuy nhiên, khách hàng hiện nay cũng chú trọng vấn đề về chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Khi doanh nghiệp đăng ký được mã số vùng trồng thì khách hàng sẽ truy xuất được nguồn gốc, khi đó họ sẽ yên tâm mua sản phẩm.
Phía cơ quan quản lý là Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Thuận (Sở NN&PTNT Bình Thuận) đã truy cập vào Hệ thống cơ sở dữ liệu vùng trồng và dễ dàng nhìn thấy thông tin của Công ty CP Bang Bình gửi lên. Cán bộ kiểm tra hồ sơ, thấy đầy đủ giấy tờ, thông tin thì chỉ cần bấm nút phê duyệt thành công. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Thuận khẳng định, thao tác trên Hệ thống cơ sở dữ liệu vùng trồng rất nhanh chóng, thủ tục thuận lợi, phê duyệt hồ sơ chưa tới 1 phút. Điều này sẽ tạo cầu nối thuận lợi giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp, hợp tác xã...
Triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lĩnh vực trồng trọt, đó là cấp và quản lý mã số vùng trồng theo Điều 64 của Luật Trồng trọt, đặc biệt sự kiện được tổ chức đúng vào ngày 19/8 – là ngày Bộ NN&PTNT chọn làm Ngày chuyển đổi số trong nông nghiệp. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Giá ô tô Honda tháng 10/2018: Chính thức mở bán Honda HR
- ·Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về biến tướng tín dụng đen qua vay online
- ·Infiniti cập nhật bảng giá xe mới nhất cho các mẫu tại thị trường Việt Nam
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Giải bài toán tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·Tháo chạy khỏi chung cư, bán lỗ 500 triệu không có khách mua
- ·Bà Lê Hoàng Diệp Thảo lên tiếng trước cáo buộc giả mạo nhãn hiệu cà phê G7
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Gửi máy ảnh 18 triệu qua Giao Hàng Nhanh, khách nhận về chai nước lọc
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Xổ số Vietlott: 15 người trúng giải nhất, độc đắc 17 tỷ vẫn đang chờ người chơi may mắn
- ·Vừa lọt top ô tô bán chạy nhất, Hyundai Grand i10 đã dính lỗi nghiêm trọng phải triệu hồi
- ·'Ấn tượng Quảng Bình'
- ·Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- ·Ô tô Honda hơn 200 triệu đồng chính thức có mặt tại TP.HCM, người Việt thêm 1 xe giá rẻ
- ·Xổ số Vietlott: Đã có người trúng giải hơn 26,2 tỷ ngày hôm qua
- ·Những điểm đến khó quên cho kỳ nghỉ 20/10 năm nay
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Kinh nghiệm chọn mua lò nướng dành cho các bà nội trợ