- Liên quan đến vụ Sở LĐTB&XH Hải Dương có 44/46 lãnh đạo,ởtoànlãnhđạoGiámđốcsởBíthưthịxãtựnhậnkỷluậkết quả trận bulgaria ông Lưu Văn Bản, nguyên GĐ Sở (hiện là Bí thư thị xã Chí Linh) cùng ông Phạm Văn Tỏ, GĐ Sở Nội vụ tự nhận kỷ luật khiển trách.
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Doãn Quang, GĐ Sở LĐTB&XH Hải Dương cho biết, sau khi có kết luận của Thanh tra Bộ Nội vụ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở tập trung khắc phục.
Thường vụ Tỉnh uỷ cũng đã tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Ông Vũ Doãn Quang, Giám đốc Sở LĐTB&XH Hải Dương. Ảnh:T.Hằng |
Theo ông, Quang, kết luận của thanh tra Bộ Nội vụ cho thấy còn một số thiếu sót. Về việc bổ nhiệm phó phòng, trong quá trình thanh tra đã có 7 cán bộ tự nguyện xin rút, 1 cán bộ xin chuyển công tác.
Hiện nay các phòng còn nhiều nhất 3 phó, có phòng 2 phó, cơ bản "phù hợp với đề án vị trí việc làm".
Về hợp đồng lao động, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, sở đã chấm dứt từ tháng 12/2016, chỉ còn 17 trường hợp, trong đó có 5 trường hợp đang nuôi con nhỏ, chờ nuôi con đủ 1 năm thì chấm dứt.
“Nói chung đến nay cơ bản đã khắc phục xong”, ông Quang nói.
Việc kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan được xử lý như thế nào, thưa ông?
Đến nay Tỉnh uỷ đang chỉ đạo kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định.
Tập thể lãnh đạo Sở thời điểm đó có kiểm điểm chung. Các lãnh đạo cũng có trách nhiệm cá nhân liên quan đến những thiếu sót, tồn tại.
Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức họp và đang chỉ đạo xử lý. Hiện đang làm quy trình tiến hành kỷ luật.
Bản thân GĐ Sở Lưu Văn Bản tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách. GĐ Sở Nội vụ Phạm Văn Tỏ cũng tự nhận hình thức khiển trách. Quyết định cuối cùng phải chờ làm theo quy trình.
Dự kiến ngày 31/3 tỉnh sẽ họp Ban chấp hành, đoàn kiểm tra Tỉnh uỷ sẽ trình để Ban chấp hành bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật theo quy định.
Tôi mới về chưa nhận ai, không thấy áp lực gì
Trong số 44 cán bộ được bổ nhiệm làm phó phòng có con trai của GĐ Sở Nội vụ, khi tiếp nhận Sở LĐTB&XH xem xét theo quy trình như thế nào?
Khi đó tôi chưa tiếp nhận mà là nhiệm vụ của các đồng chí cũ. Nhưng theo kết luận thanh tra của Bộ Nội vụ, việc tiếp nhận con trai của GĐ Sở Nội vụ theo quy định phải có văn bản xin ý kiến của Bộ Nội vụ nhưng quy trình lại chưa có sự xin phép.
Việc tiếp nhận không qua thi tuyển công chức đối với con trai GĐ Sở Nội vụ là chưa đúng quy định.
Anh Kháng (con trai GĐ Sở Nội vụ) đã xin chuyển công tác về cơ quan cũ là xí nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi.
Trong quá trình quyết định bổ nhiệm, Sở có xem xét hay lưu ý gì đến những trường hợp bổ nhiệm con cháu của các lãnh đạo trong tỉnh? Hoặc có gặp áp lực gì về chuyện gửi gắm, nhờ vả?
Mọi trường hợp đều phải thực hiện theo quy định chứ không thể châm chước được. Nếu đủ điều kiện thì mới tiếp nhận.
Tôi mới về đây chưa nhận một ai nên cũng không thấy áp lực gì cả. Nói về quản lý thì nhiều cơ quan TƯ còn nhiều lãnh đạo hơn các cơ quan ở địa phương.
Đưa lên dễ, đưa xuống thì khó
Kết luận vừa qua liên quan đến công tác cán bộ có gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Sở trong thời gian qua?
Về mặt tâm tư tình cảm thì cũng ảnh hưởng. Một người đưa lên thì dễ nhưng đưa xuống thì khó, dù là lý do gì đi nữa. Với các nhân viên hợp đồng mà giờ chấm dứt, lúc nhận vào vui vẻ nhưng giờ bảo phải ra khỏi cơ quan đang làm việc thì cũng tâm tư lắm.
Trụ sở Sở LĐTB&XH Hải Dương |
Nhưng chúng tôi cũng giải thích để anh em thấy tình hình thực tế của các cơ quan và các quy định của pháp luật, tạo sự đồng thuận nên anh em đều chấp nhận.
Nhưng vui thì không thể vui được, ít nhiều ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm, nhưng không ảnh hưởng nặng nề vì anh em xác định được, việc bố trí anh em cũng hợp lý nên hoạt động của bộ máy vẫn bình thường.
Về nhận nhiệm vụ tại một đơn vị có nhiều vấn đề về công tác cán bộ như vậy, ông có thấy áp lực?
Tôi xác định công việc ở cơ quan nào cũng vậy, tốt thì cố gắng phát huy lên, cái tồn tại hạn chế thì cùng anh em tháo gỡ trên cơ sở quy định của pháp luật nói chung và chỉ đạo của cấp trên.
Làm gì cũng phải trên quy định của pháp luật, vừa đảm bảo cái chung vừa đảm bảo cái riêng, nếu không sẽ rất khó.
Giờ cứ nói chuyên viên phải nhiều hơn lãnh đạo thì khó
Từ những câu chuyện này, Sở rút ra kinh nghiệm, bài học gì?
Tôi cho rằng trong công tác quản lý công chức, viên chức, cái chính là phải xây dựng được quy định về quản lý sử dụng, tuyển dụng công chức ở cơ sở, TƯ phải đầy đủ, chặt chẽ.
Nếu rà lại từ TƯ đến địa phương, chưa có quy định nào về số lượng phó phòng chuyên môn cấp sở là bao nhiêu người.
Đó cũng là sơ suất về các văn bản quy phạm pháp luật. Chính thanh tra Bộ Nội vụ cũng kiến nghị Bộ sửa nghị định 24 về quản lý sử dụng công chức để xây dựng quy định cụ thể.
Vừa rồi UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh, số lượng phó phòng chuyên môn ở cấp sở, huyện.
Quy định mới có khắc phục được tình trạng lãnh đạo nhiều hơn chuyên viên như vừa qua?
Theo quy định của tỉnh, các phòng chuyên môn chỉ có 2 phó, còn những phòng có biên chế đông và tính chất công việc nhiều có thể xem xét cho 3 người, nhưng phải có ý kiến của lãnh đạo tỉnh mới được bổ nhiệm.
Biên chế hành chính trong cơ quan chuyên môn cấp sở không nhiều, bình quân 35-40 người, đông thì 45-46 người. Ví dụ ở đây có 8-9 phòng chuyên môn, cứ tính 1 trưởng, 2 phó thì đã có 27 lãnh đạo, lại thêm 4 lãnh đạo sở nữa đã thành 31 rồi.
Như vậy số chuyên viên còn ít hơn lãnh đạo, đó là thực tế, là do cơ cấu tổ chức bộ máy như thế. Còn giờ cứ nói chuyên viên phải nhiều hơn lãnh đạo thì khó.