【soi keo phat goc hom nay】Giáo sư Lê Đức Hinh và ký ức đáng nhớ về những ngày chiến đấu với dịch viêm não Nhật Bản
作者:Cúp C1 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 20:59:04 评论数:
Lời tòa soạn: Giáo sư - Tiến sĩ Lê Đức Hinh là một trong những gương mặt điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng,áosưLêĐứcHinhvàkýứcđángnhớvềnhữngngàychiếnđấuvớidịchviêmnãoNhậtBảsoi keo phat goc hom nay đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực và toàn quốc năm 2019. Tòa soạn báo điện tử Vietnamnet sẽ lần lượt có bài giới thiệu chân dung các tấm gương điển hình trên toàn quốc ở các lĩnh vực trong đợt trao giải lần này.
“Tôi luôn đặt trách nhiệm lên hàng đầu”.
Năm 1968 đến khoảng năm 1974, dịch viêm não Nhật Bản bùng phát dữ dội tại miền Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn bùng dịch, mỗi ngày riêng Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận từ 8 đến 10 trẻ nhập viện cấp cứu và đều trong tình trạng rất nguy kịch.
Từ tỉ lệ 11% trẻ tử vong, con số này đã được giảm xuống chỉ còn 5% sau rất nhiều nỗ lực, cố gắng của các y, bác sĩ Khoa Thần kinh khi ấy, trong đó có Giáo sư. Tiến sĩ Lê Đức Hinh.
Trong căn nhà nhỏ ở phố Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội, ông Hinh tiếp đón tôi với một nụ cười rạng rỡ. 84 tuổi, ông vẫn đang gắn bó với cái nghề mà ông đã dành cả cuộc đời cho nó – nghề bác sĩ thần kinh.
GS.TS Lê Đức Hinh - Ảnh: Nguyễn Liên
Giáo sư Hinh tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1961. Năm 1962, ông về làm việc tại Khoa Thần kinh và Tinh thần, Bệnh viện Bạch Mai và tập trung chuyên sâu về chuyên khoa Thần kinh từ năm 1968.
Những ngày tháng cùng các cộng sự “chiến đấu” với dịch viêm não Nhật Bản năm ấy là một trong những giai đoạn đáng nhớ trong nghề của ông Hinh. Đầu những năm 70, bệnh viêm não Nhật Bản là nỗi kinh hoàng của các gia đình có con nhỏ, nhiều nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 9 là mùa bùng phát dịch ở miền Bắc. Có thời điểm, số ca tử vong ở bệnh viện Bạch Mai lên tới 3 đến 4 cháu một ngày, số trẻ được chữa khỏi có khoảng 30-50% bị biến chứng tàn tật, kém thông minh.
Đau xót chứng kiến những giờ phút cuối cùng của những cháu bé bị tử vong, cảnh các ông bố bà mẹ bế những đứa bé phải vĩnh viễn chia ly với gia đình, ông cùng các đồng nghiệp lao vào làm việc cả ngày lẫn đêm, dồn toàn bộ tâm trí để đưa ra phương án cứu chữa kịp thời.
“Có lần, tôi đang chuẩn bị lấy xe ra về thì thấy một cháu bé 3 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng rất nặng. Tôi vứt luôn xe tại đó, lao vào cứu cháu. Đứa bé đó cuối cùng cũng được cứu sống. Hiện cậu ấy đã 40 tuổi rồi, đến tận bây giờ vẫn hay gọi điện cảm ơn tôi”, ông Hinh mỉm cười nhớ lại.
Sau này, những kinh nghiệm đúc rút từ những ngày tháng ấy đã được ông đưa vào Luận án Tiến sĩ với tên gọi "Vài đặc điểm của viêm não Nhật Bản B ở trẻ em miền Bắc Việt Nam". Tài liệu này sau đó đã trở thành những kinh nghiệm hữu ích giúp cho các thầy thuốc cả nước trong việc chữa bệnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao bằng khen, tặng hoa GS.TS Lê Đức Hinh. Ảnh Trần Thường
Trong gần 60 năm làm nghề, từ thời chiến đến thời bình, ông có rất nhiều giai đoạn đáng nhớ như vậy. Vào thời chiến, có những khi, ông Hinh phải khám chữa bệnh không đèn, không nước, không bàn ghế dưới hầm tối đen, ẩm mốc hay lao ra giữa hàng bom đạn để cấp cứu phòng không kịp thời. Ông bảo, dù là thời điểm nào, ông cũng luôn cố gắng thích nghi với hoàn cảnh để hoàn thành nhiệm vụ.
Vì đặc thù của ngành Thần kinh là phải thấu hiểu bệnh nhân, mỗi khi thăm khám, ông Hinh luôn cố gắng dành thật nhiều thời gian để trò chuyện với họ rồi mới đưa ra kết luận. Với ông, thầy thuốc là nghề phục vụ. Bởi vậy, người thầy thuốc cần làm đúng quy tắc chuyên môn, làm đầy đủ nhiệm vụ, làm tận tụy, làm hết khả năng của mình để đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân.
“Phía sau mỗi bệnh nhân không chỉ là sức khỏe, tính mạng của họ mà còn là cuộc sống của những người xung quanh họ nữa. Tôi luôn đặt hai chữ trách nhiệm lên hàng đầu bởi cứu một bệnh nhân cũng là cứu rất nhiều người”, ông Hinh tâm sự.
Học để dạy học
Song song với nghề thầy thuốc, Giáo sư Lê Đức Hinh cũng là một trong những giảng viên lâu năm về ngành Thần kinh học tại trường Đại học Y. Ông đã giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên đại học, học viên sau đại học; hướng dẫn luận văn, luận án cho rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ y học. Những tài liệu ông xuất bản bao gồm cả tiếng Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha trở thành tài liệu giá trị về chuyên ngành Thần kinh học cho nhiều y, bác sĩ sau này.
Ông bảo, để có thể dạy tốt, ông luôn phải cố gắng học thật nhiều hàng ngày: “Tôi có rất nhiều người thầy, có những người thậm chí không giảng cho tôi một bài nào cả. Tôi học ông hộ lý cách lau nhà, học bà hộ lý cách gội đầu, học điều dưỡng cách bón cho trẻ và học bố mẹ trẻ con cách chăm sóc chúng. Tất cả mọi người xung quanh đều là người thầy của tôi.”
Đọc sách là thói quen hàng ngày của ông Hinh - Ảnh: Nguyễn Liên
Đến bây giờ, ông Hinh vẫn không dừng sự học. Mỗi ngày, ông vẫn đều đặn dành khoảng thời gian trước khi ngủ để đọc sách.
Giảng dạy cho rất nhiều thế hệ sinh viên y khoa, có nhiều công trình khoa học giá trị nhưng ông Hinh chỉ muốn gọi mình là “thế hệ đi trước” thay vì “thầy giáo”.
“Tôi chỉ là một người bình thường, cùng với những người khác cố gắng xây dựng ngành Thần kinh học Việt Nam. Chúng tôi chỉ bảo, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, những người sau này có thể gọi là “người đi trước rước người đi sau”, ông Hinh mỉm cười tâm sự.
Vượt ngoài biên giới Việt Nam, Giáo sư Lê Đức Hinh cũng thường xuyên được mời tới tham dự, phát biểu tại các hội nghị thường niên về Thần kinh học ở khu vực và trên thế giới. Ông bảo, ông tham gia vì muốn khẳng định vị thế của Việt Nam, để bạn bè quốc tế biết rằng ngành Thần kinh học của chúng ta cũng đang theo kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới.
Với những đóng góp đặc biệt của mình cho ngành Thần kinh học Việt Nam, GS. TS Lê Đức Hinh đã được vinh danh trong danh sách điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực và toàn quốc năm 2019. Chia sẻ về vinh dự này, ông cho biết: “Đây là một điều bất ngờ đối với tôi, một niềm vinh dự to lớn không chỉ cho tôi mà còn cho ngành chúng tôi, đặc biệt là chuyên khoa Thần kinh. Tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai để xứng đáng với danh hiệu này.”
Trong suốt cuộc trò chuyện, ông Hinh rất hạn chế nói về hai từ “yêu nghề”. Với ông, “yêu” cần thể hiện bằng hành động, chính là hoàn thành tốt trách nhiệm của mình - phục vụ nhân dân và học tập để truyền đạt lại cho thế hệ sau.
“Còn sức lực và trí tuệ, tôi vẫn sẽ tiếp tục làm việc tới khi bệnh nhân còn yêu cầu. Tôi cũng vấn sẽ tiếp tục học, như Lê – nin nói vậy: “Học, học nữa, học mãi”, ông Hinh chia sẻ.
Nguyễn Liên
Chàng phi công đầu tiên lái thủy phi cơ qua 5 quốc gia về Việt Nam
Với hành trình 10 ngày vượt qua 14.000 km, 5 quốc gia, Đại úy Nguyễn Văn Thuận trở thành phi công đầu tiên lái thủy phi cơ từ Canada về nước.