游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:46:17
Bầu không khí mờ đục do ô nhiễm ở Bắc Kinh,ÔnhiễmkhôngkhítiếptụcgiếtchếthàngtrămngànngườiởchâuÁleipzig vs freiburg Trung Quốc. Ảnh: Getty Images/Tuoitre
Được phát triển bởi Greenpeace và IQAir, AirVisual - một nền tảng thông tin về chất lượng không khí - phân tích các thành phố trên thế giới dựa trên dữ liệu chất lượng không khí trực tiếp, các kiểu rủi ro, dữ liệu về dân số và sức khỏe địa phương.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA), công cụ này nhằm mục đích định lượng gánh nặng kinh tế toàn cầu do ô nhiễm không khí từ nhiên liệu hóa thạch gây ra. AirVisual sử dụng các số liệu mới để tìm mối liên quan giữa các tác động sức khỏe cụ thể với ô nhiễm, phân tích mức độ ô nhiễm không khí trong 365 ngày trước đó.
Mặc dù các biện pháp phong toả nghiêm ngặt và kéo dài do đại dịch COVID-19 khiến tình trạng ô nhiễm không khí giảm đi trong nhiều tháng qua ở hầu hết các khu vực, tỷ lệ tử vong do chất lượng không khí kém vẫn ở mức cao trong các đô thị lớn của châu Á, thậm chí vượt xa số người chết vì COVID-19 ở một số thành phố được khảo sát.
Dữ liệu ước tính rằng trong 6 tháng đầu năm 2020, có đến 30.000 ca tử vong ở Tokyo liên quan đến ô nhiễm không khí, với thiệt hại kinh tế 32 tỷ USD. Trước đây, một nghiên cứu về bệnh tật toàn cầu năm 2015 dự báo có khoảng 60.000 ca tử vong sớm ở Nhật Bản mỗi năm do ô nhiễm không khí.
Các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu cũng bị ảnh hưởng nặng nề với tổng cộng 59.000 người chết và thiệt hại 27,7 tỷ USD. Phân tích của CREA cho thấy mức PM2.5 và NO2, bên cạnh các chất gây ô nhiễm khác, tại nhiều thành phố của Trung Quốc đã vượt quá mức của năm 2019, khi nền kinh tế nước này đang phục hồi sau khi các hoạt động công nghiệp giảm mạnh do đại dịch.
Ấn Độ, dù ghi nhận sự sụt giảm lượng khí thải carbon lần đầu tiên trong gần 4 thập kỷ qua và được chứng kiến bầu trời trong xanh hiếm hoi trong thời gian phong toả vì COVID-19, thì thành phố Delhi vẫn phải gánh chịu khoảng 34.000 ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí trong năm 2020 và gây thiệt hại 3,6 tỷ USD cho nền kinh tế của đất nước.
Nhìn chung, nghiên cứu của CREA cho thấy 4,5 triệu người đã chết trên toàn cầu trong năm 2018 do tiếp xúc với không khí ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch, với thiệt hại kinh tế 2,9 nghìn tỷ USD.
Những tác động nghiêm trọng của không khí ô nhiễm
Theo các nghiên cứu, tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm sẽ làm suy yếu sức đề kháng của con người đối với các bệnh về đường hô hấp và có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và bệnh tim.
Chất lượng không khí càng tồi tệ, nguy cơ tử vong càng cao và tỷ lệ tử vong trong thế giới thực càng cao, một phần được cho là do ảnh hưởng của ô nhiễm.
Một nghiên cứu gần đây của Mỹ cũng cho thấy mối tương quan trực tiếp giữa sự gia tăng mức độ ô nhiễm PM2.5 và tỷ lệ tử vong do COVID-19.
“PM2.5 không phải là một đại dịch, nhưng nó có tác động lâu dài đến sức khỏe con người, làm suy yếu sức khỏe con người về lâu dài”, Bác sĩ Supat Wangwongwatana - cựu Tổng giám đốc Cục Kiểm soát Ô nhiễm Thái Lan nói với CNA.
Song song đó, các tác động kinh tế do ô nhiễm không khí được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy, sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính và cấp tính có thể gây ra những căng thẳng lớn cho các hệ thống y tế và làm giảm năng suất toàn hệ thống.
Tỷ lệ tử vong trong độ tuổi lao động dẫn đến những tổn thất cho đầu vào của nguồn nhân lực. Ví dụ, trẻ em bị hen suyễn có tác động đến khả năng học tập của chúng và cũng ảnh hưởng đến người chăm sóc chúng khi họ cần dành nhiều thời gian ở nhà hơn là làm việc. Tương tự như vậy, người lớn có vấn đề sức khỏe cấp tính có nguy cơ không thể làm việc thường xuyên.
Tác động đến GDP do ô nhiễm không khí được cho là sẽ rõ rệt hơn ở các thành phố có mức thu nhập cao hơn. Điều đó có nghĩa là các thành phố hiện đại hơn như Tokyo có thể phải đối mặt với những vẫn đề lớn hơn trong nền kinh tế và hệ thống y tế, mặc dù nhiều thành phố khác có không khí bị ô nhiễm nhiều hơn.
Trên hết, khí thải nhà kính là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. tổ chức môi trường đang kêu gọi các chính phủ đầu tư vào các phương tiện giao thông sạch và năng lượng tái tạo trong các chiến lược hậu COVID-19, nhằm mang lại những lợi ích rõ ràng cho sức khỏe cộng đồng.
Trong khi ngành năng lượng tái tạo đang bị gián đoạn bởi những thách thức về tài chính và chuỗi cung ứng do đại dịch, triển vọng dài hạn cho việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng gió và mặt trời vẫn đang đi đúng hướng. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế, châu Á hiện là khu vực dẫn đầu thế giới về tăng trưởng trong lĩnh vực tái tạo - tăng 7,6% nguồn cung trong năm 2019 và chiếm 54% nguồn năng lượng bổ sung toàn cầu trong năm 2019.
TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接