Tại chương trình,ĐàNẵngHỗtrợdoanhnghiệptậndụngtốtcơhộitừkq ngoài hạng anh các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng đã được cập nhật các thông tin các nguyên tắc chung, hình thức, mô hình xóa bỏ thuế quan trong hiệp định Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và cách tra cứu biểu thuế của các quốc gia thành viên trong từng hiệp định; thông tin các cam kết chính về quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ trong hiệp định CPTPP, EVFTA; thông tin các cam kết về dịch vụ - đầu tư trong hai hiệp định bao gồm các nguyên tắc cơ bản, hướng dẫn cấu trúc, đọc hiểu và tra cứu biểu cam kết của Việt Nam; tổng quan về cam kết hải quan, xác minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ EU theo Hiệp định EVFTA và một số lưu ý cho doanh nghiệp.
PGĐ Sở Công Thương Đà Nẵng Nguyễn Hữu Hạnh cho biết: mới chỉ có ít doanh nghiệp xuất khẩu thành phố hiểu và tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP, EVFTA |
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng được các chuyên gia về hội nhập, xuất nhập khẩu, hải quan hướng dẫn các bước cụ thể để thực hiện và đảm bảo thực hiện thành công bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng được ưu đãi thuế quan. Trong đó, cụ thể hóa cho từng ngành hàng là lợi thế xuất khẩu của Đà Nẵng như dệt may, thủy sản, giày da, gỗ và đi vào từng thị trường cụ thể trong mỗi hiệp định.
Chịu tác động tiêu cực của Covid-19 nên dự kiến kết thúc năm 2020, kim ngạch xuất khẩu Đà Nẵng sẽ đạt 1,5 tỷ USD, giảm 6% so với năm 2019 (1,6 tỷ USD). |
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng – ông Nguyễn Hữu Hạnh, EVFTA và CPTPP đã có hiệu lực, và là những FTA thế hệ mới, có mức độ cam kết sâu rộng, đóng góp vào GDP và giá trị thương mại toàn cầu. Thị trường của các nước thành viên trong 2 hiệp định này chiếm phần lớn thị phần xuất khẩu của TP. Đà Nẵng. Trong đó, về xuất khẩu, thị trường các nước trong CPTPP chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố; thị trường EU chiếm khoảng 16%. Nhập khẩu hàng hóa từ các nước trong CPTPP chiếm khoảng 29%, và EU chiếm hơn 10% tổng kim ngạch nhập khẩu của thành phố.
“Tham gia CPTPP và EVFTA là cơ hội để các doanh nghiệp Đà Nẵng có thể tăng thêm thị phần xuất khẩu ở các thị trường này, đặc biệt là thị trường các nước thành viên trong hiệp định mà chúng ta chưa khai thác hiệu quả trong thời gian qua”, ông Hạnh nói và cho biết, hiện một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn của thành phố đã chủ động tìm hiểu và tận dụng được các ưu đãi của CPTPP, EVFTA. Còn phần lớn các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp không tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa thì chưa có sự quan tâm và nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tác động của các FTA nói chung, EVFTA và CPTPP nói riêng để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
“Để triển khai hiệp định hiệu quả, ngoài sự hỗ trợ của của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp phải là người chủ động tìm hiểu, kết nối với các doanh nghiệp, đối tác trong CPTPP, EVFTA để mở rộng thị trường, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cung ứng dịch vụ cho toàn khu vực và trên thế giới”, ông Hạnh khẳng định.