【kết quả trận elfsborg】Ngăn chặn giảm thất thu ngân sách trong quản lý phí, lệ phí
Nhằm thể chế hóa các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính-ngân sách, dự thảo Luật Phí và lệ phí quy định cụ thể nguyên tắc xác định mức thu cũng như quản lý, sử dụng số thu từ phí và lệ phí.
Theo Bộ Tài chính- cơ quan soạn thảo Luật, việc quy định rõ ràng cơ chế quản lý, sử dụng đối với phí thuộc NSNN, các khoản thu không thuộc NSNN sẽ góp phần đảm bảo tổ chức thực hiện các quy định mới của Dự án Luật NSNN về phạm vi ngân sách.
Theo đó, thu NSNN là toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và DNNN thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính cho rằng, thực hiện quy định này của Luật Phí và lệ phí, số thu nộp NSNN sẽ tăng thêm, tuy nhiên, số phải bố trí chi từ NSNN cũng tăng thêm tương ứng.
Việc tăng cường phân cấp nguồn thu từ phí và lệ phí cho chính quyền địa phương cũng như quy định thẩm quyền quyết định miễn, giảm phí, lệ phí đối với các loại phí, lệ phí cho chính quyền địa phương đối với những khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của mình sẽ giúp chính quyền địa phương chủ động trong cân đối ngân sách địa phương.
Ngoài ra, theo lập luận của Bộ Tài chính, việc xây dựng bổ sung một danh mục phí, lệ phí phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển sẽ giúp cho việc tránh bị bỏ sót đối với những khoản phí, lệ phí trên thực tế có phát sinh nhưng Pháp lệnh phí, lệ phí chưa kịp cập nhật sẽ có tác dụng giảm thất thu NSNN đối với các khoản phí, lệ phí này do chưa có sự hướng dẫn kịp thời.
Bên cạnh đó, việc rà soát loại bỏ những khoản phí, lệ phí không còn phù hợp (do chuyển sang giá dịch vụ), khoản phí, lệ phí thực tế không phát sinh… sẽ giúp cho việc quản lý thu phí, lệ phí của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được minh bạch, thống nhất từ đó giảm chi phí quản lý phát sinh, tiết kiệm được chi phí cho NSNN.
Theo quy định hiện hành, các tổ chức thu đã được NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí, lệ phí thì phải nộp toàn bộ số tiền phí, lệ phí thu được vào NSNN. Các tổ chức thu chưa được NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí, lệ phí hoặc tổ chức thu được uỷ quyền thu phí, lệ phí thì được để lại một phần trong số tiền phí, lệ phí thu được để trang trải chi phí thu phí, lệ phí; phần còn lại phải nộp vào NSNN.
Theo đó, đối với các cơ quan hành chính, tỷ lệ để lại trung bình là 60%; đối với các đơn vị sự nghiệp, tỷ lệ để lại trung bình là 90%. Đối với phí không thuộc NSNN, tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả thu phí.
Chính sách này tuy có tác dụng khuyến khích các tổ chức thu phí tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất có sẵn để phát triển các dịch vụ công, nhưng lại là một trong những nguyên nhân làm phát sinh các loại phí, lệ phí trong thực tế.
Bên cạnh đó, việc xác định tỷ lệ để lại không thống nhất giữa các tổ chức thu phí, lệ phí dẫn đến một số cơ quan hành chính có tỷ lệ được để lại cao, sử dụng để tăng chi thu nhập cho cán bộ gấp nhiều lần so với mức lương trong các cơ quan hành chính khác, gây bất bình đẳng trong xã hội. Tỷ lệ để lại và nộp NSNN đối với các cơ quan hành chính là 60%, nộp NSNN 40%; Đối với các đơn vị sự nghiệp: tỷ lệ để lại là 90%, nộp NSNN 10%.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, thu NSNN từ phí, lệ phí năm 2011-2013, như sau: Năm 2011: 42.023 tỷ đồng; Năm 2012: 29.112 tỷ đồng; Năm 2013: 31.271 tỷ đồng.
Trong đó: Số thu NSNN từ phí, lệ phí của các cơ quan Trung ương, trong 3 năm (2011-2012-2013) lần lượt là 2.476 tỷ đồng; 2.080 tỷ đồng; và 1.871 tỷ đồng. Số thu NSNN từ phí, lệ phí của các địa phương lần lượt trong 3 năm là 37.775 tỷ đồng; 25.150 tỷ đồng; 27.554 tỷ đồng.
Phí do doanh nghiệp thu (phí hoa tiêu hàng hải; phí bảo đảm an toàn hàng hải; phí điều hành bay qua bầu trời; phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt) trong 3 năm là: 1.772 tỷ đồng; 1.882 tỷ đồng; 1.846 tỷ đồng.
Số thu phí, lệ phí so với tổng thu NSNN, năm 2011 bằng 5,8%, năm 2012 bằng 3,9%, năm 2013 bằng 3,8%.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- Đón hè rực rỡ, rinh ưu đãi 20% giá vé máy bay với Bamboo Holidays
- Hành khách đi máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cần lưu ý những gì?
- Vải thiều Hải Dương sẽ được bán trên Alibaba, Voso, Sendo và Lazada
- Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- Vòng đeo tay thông minh Vívosmart 5 theo dõi sức khoẻ cả ngày và đêm
- Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 30
- Liên tục thu giữ nhiều sản phẩm hàng hóa không có hóa đơn, chừng từ
- Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- PV GAS: Biến thách thức thành cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống
- Nhân lực số
- FTA mở ra cơ hội giúp nông sản Việt ghi dấu ấn trên thị trường thế giới
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- Sau đại lễ 30/4, NovaWorld Phan Thiet tăng sức hút với nhà đầu tư
- SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- 'Kỳ phùng địch thủ' của Mazda CX
- 200 gian hàng tham dự Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội 2022
- Chiến lược dài hơi đảm bảo sự phát triển ổn định cho ngành bán lẻ
- Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- Mercedes Vision EQXX