您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【lịch thi đấu u19 châu âu hôm nay】Đặc sản Việt “phủ sóng” toàn quốc, vươn thế giới nhờ thương mại điện tử 正文

【lịch thi đấu u19 châu âu hôm nay】Đặc sản Việt “phủ sóng” toàn quốc, vươn thế giới nhờ thương mại điện tử

时间:2025-01-09 13:28:27 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Đặc sản xoài Đồng Tháp rộng cửa sang châu ÂuHàng trăm loại đặc sản hội tụ tại phiên chợ Tết Xanh phụ lịch thi đấu u19 châu âu hôm nay

Đặc sản xoài Đồng Tháp rộng cửa sang châu Âu
Hàng trăm loại đặc sản hội tụ tại phiên chợ Tết Xanh phục vụ người dân TPHCM
Đặc sản Việt sẵn sàng tiến vào thị trường hàng đầu thế giới
Đặc sản Việt “phủ sóng” toàn quốc, vươn thế giới nhờ thương mại điện tử
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: PT

Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng nổ và diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Tình trạng đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.

Phát biểu tại “Hội nghị kết nối, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tham gia hoạt động thương mại điện tử tại Quảng Ninh” ngày 29/4, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, trong bối cảnh đó, hình thức mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến ngay với cả các sản phẩm như nông sản, thực phẩm chế biến...

Đóng góp của các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như Tiki, Lazada,Voso, Postmart… cùng các đối tác như VPBank, Visa hay icheck… đã hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp địa phương giúp phân phối sản phẩm trên sàn cũng như các giải pháp hỗ trợ tài chính số, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số; phát triển công nghệ, thúc đẩy phân phối sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử.

Chia sẻ những kinh nghiệm cũng như lợi ích, hiệu quả khi phân phối hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, bà Cao Hồng Vân, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Newstar cho biết: “Thông qua các sàn thương mại điện tử, các sản phẩm của Newstar như nước mắm Sá Sùng, muối tôm Sá Sùng... đã có mặt ở hầu hết tỉnh, thành phố trong nước và bước đầu có khách hàng quốc tế quan tâm, tìm hiểu”.

Để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, chinh phục khách hàng online, ngoài các buổi tập huấn do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các sàn thương mại điện tử tổ chức, doanh nghiệp đã chủ động hoàn thiện bao bì, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hình ảnh...

Đặc sản Việt “phủ sóng” toàn quốc, vươn thế giới nhờ thương mại điện tử
Nhiều sản phẩm đặc sản của địa phương đã và đang được thúc đẩy tiêu thụ thông qua các sàn thương mại điện tử. Ảnh: PT

Tương tự, ông Lê Đức Anh, đại diện Công ty TNHH TMDV và XNK Quy Hoa chia sẻ, thông qua các lần Hội chợ OCOP Quảng Ninh, sản phẩm trà hoa vàng được khách tham quan, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đã ngỏ lời hợp tác.

“Đặc biệt, từ khi tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, chất lượng, bao bì sản phẩm trà hoa vàng ngày càng được hoàn thiện. Bao bì sản phẩm được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường càng nâng cao giá trị sản phẩm”, ông Đức Anh nói.

Từ góc độ sàn thương mại điện tử, ông Đỗ Quang Hải, đại diện sàn thương mại điện tử Voso chia sẻ, Voso luôn hướng đến tiên phong trong việc kết nối tiêu thụ nông sản, kết nối giao thương giữa thành thị và nông thôn, nâng cao giá trị đặc sản.

Trong đó, Voso đặc biệt chú trọng phối hợp cùng các hộ sản xuất nông nghiệp, các tỉnh thành đưa toàn bộ sản phẩm đạt chuẩn OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm-PV) lên sàn thương mại điện tử.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu người dùng, tối ưu thời gian giao hàng nhanh chóng, Voso đã ứng dụng giải pháp công nghệ, logistics mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất với lợi thế bảo trợ bởi Viettel Post.

Tại hội nghị, đại diện sàn thương mại điện tử Lazada khẳng định, thời gian tới Lazada sẽ tiếp tục hợp tác tích cực cùng các cơ quan, ban ngành, địa phương và các hiệp hội nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số và kinh doanh online thành công.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua các chương trình tôn vinh hàng Việt như: “Thương hiệu Việt của năm”, “Yêu Việt Nam, dùng hàng Việt Nam”, “Người Việt tự hào dùng hàng Việt”...

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất triển khai thực hiện truy xuất sản phẩm nông sản, ông Nguyễn Văn Chính, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần iCheck cho biết, Công ty đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc chuẩn quốc gia trong vòng hơn 5 năm.

Với hệ thống này, doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống giám sát chặt chẽ. Nông sản được dán tem truy xuất nguồn gốc sẽ dễ dàng đạt điều kiện đầu vào các chuỗi siêu thị, sàn thương mại điện tử và nâng cao giá trị nhờ chứng minh được chất lượng khác biệt.

“Đến nay, iCheck đã đồng hành và hỗ trợ nhiều tỉnh thành triển khai Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuẩn quốc gia và chuẩn GS1 TRACE.ICHECK.VN cho nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Hà Giang, Hà Tĩnh, Yên Bái, Hậu Giang, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang)...”, ông Chính nói.