(HG) - Thông tin từ nông dân đang và chuẩn bị cắt lúa Hè thu tại nhiều cánh đồng lúa trong tỉnh,ket qua ngoai.hang anh hiện thương lái đến tận ruộng đặt tiền cọc thu mua lúa tươi của người dân ở mức từ 6.600-6.800 đồng/kg, với một số giống chủ lực đang thu hoạch trong lúc này là OM 18, Đài Thơm 8 và OM 5451. Với mức giá hiện tại thì tăng từ 300-400 đồng/kg so với thời điểm cách nay khoảng 7 ngày; trong đó, giống lúa OM 18 là tăng mạnh nhất, khi từ 6.300 đồng/kg nay tăng lên 6.700 đồng/kg.
Giá lúa đang tăng nhẹ nhưng năng suất lúa Hè thu trong tỉnh đạt thấp do nhiều yếu tố, trong đó có ảnh hưởng mưa dầm, gió mạnh làm đổ ngã.
Tuy giá lúa đang tăng nhẹ nhưng năng suất lúa của bà con lại đạt thấp so với cùng kỳ, thậm chí có hộ đạt dưới 500kg/công (một công 1.300m2) do một phần bị đổ ngã vì mưa dầm và kèm theo gió mạnh trong những ngày gần đây. Hiện tại, năng suất lúa Hè thu (lúa tươi) tại ruộng của nông dân trong tỉnh chỉ dao động từ 550-600 kg/công, giảm khoảng 100 kg/công so với cùng kỳ. Đến thời điểm này, bà con đã thu hoạch được hơn 12.000ha trong tổng số 75.207ha lúa Hè thu đã xuống giống.
Theo nhiều doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực lúa gạo thì trong tháng 6 vừa qua, giá gạo trong nước điều chỉnh tăng nhẹ vào cuối tháng và còn neo ở mức cao nên kéo theo giá thu mua lúa tươi trong dân ở vùng ĐBSCL có sự tăng nhẹ trong những ngày gần đây. Cụ thể trên thị trường, hiện giá gạo xuất khẩu duy trì ổn định ở mức 508 USD/tấn đối với gạo 5% tấm; gạo 25% tấm ở mức 488 USD/tấn và gạo Jasmine ổn định 578 USD/tấn.
Dự báo những tháng cuối năm nay, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo của nhiều quốc gia sẽ tiếp tục gia tăng. Để tận dụng cơ hội tăng cường xuất khẩu gạo sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục bám sát diễn biến thị trường liên quan tới thương mại gạo, đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành và hiệp hội liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động giao thương và tham gia các hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo.
HỮU PHƯỚC