【kq bd đêm qua】Song hành cùng doanh nghiệp qua các kỳ đối thoại

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:49:46

song hanh cung doanh nghiep qua cac ky doi thoai

Đa số các vướng mắc của DN được BTC giải đáp ngay trong các cuộc đối thoại. Ảnh: Hữu Linh

Phương châm “lắng nghe và thấu hiểu”

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan,ànhcùngdoanhnghiệpquacáckỳđốithoạkq bd đêm qua Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, việc Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị đối thoại hàng năm với DN nhằm hướng tới 2 mục tiêu: Thông qua việc lắng nghe và đối thoại trực tiếp với cộng đồng DN cũng chính là cách để ngành Tài chính xem xét lại chính sách và quy trình thủ tục cho DN; Giúp cộng đồng DN có cách tiếp cận gần gũi hơn và giải tỏa được các khó khăn vướng mắc kịp thời, tạo lòng tin và sát cánh cùng các cơ quan Nhà nước trong việc hoàn thành các nghĩa vụ và thủ tục.

Còn nói như Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đoàn Duy Khương thì vấn đề thuế, hải quan ảnh hưởng đến "sự sống còn" của DN. Chính vì vậy, trong Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Chính phủ và một loạt văn bản chỉ đạo điều hành được ban hành tiếp sau đó đã giải quyết trực diện vào những vướng mắc mà cộng đồng DN đang đối mặt, trong đó có thuế và hải quan.

“Theo tổng hợp các kiến nghị của DN gửi đến VCCI trước các kỳ Hội nghị đối thoại thường niên do Bộ Tài chính tổ chức trong mấy năm trở lại đây đã chỉ ra hàng loạt các yêu cầu của DN trong việc cải cách thủ tục hành chính Thuế và Hải quan như: Cải cách công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ khai nộp thuế và thực hiện hoàn thuế; Cải tiến quy trình, thủ tục nghiệp vụ hải quan; Tăng cường đào tạo chuyên môn cho cán bộ Thuế, Hải quan; Ứng dụng công nghệ quản lý rủi ro trong việc thanh tra thuế, kiểm tra sau thông quan...”- ông Đoàn Duy Khương nói.

Còn đứng ở góc độ DN, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam cho rằng, quản lý thuế là nghệ thuật nhằm đạt được một sự cân bằng giữa dịch vụ cho người nộp thuế thực thi các quy định của luật thuế để thúc đẩy tuân thủ tự nguyện. “Có lẽ vậy mà Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính với DN năm 2014 được ghi nhận có số lượng chính sách mới tạo thuận lợi cho DN nhiều nhất từ trước tới nay như: Giảm số giờ thực hiện các thủ tục hành chính thuế xuống khoảng 300 giờ, từ hơn 800 giờ hiện tại (chưa kể từ ngày 15-11 thời gian nộp thuế giảm thêm 88,36 giờ- PV); Giảm trên 1,5 triệu chứng từ/năm phải kê khai để nộp thuế xuất nhập khẩu; giảm thuế Thu nhập DN; bỏ bớt các loại giấy tờ, bảng kê DN xuất nhập khẩu; sử dụng chữ ký điện tử, thông quan điện tử, khai thuế điện tử; áp dụng cơ chế chấm điểm cán bộ Thuế, Hải quan...”- ông Nguyễn Hoài Nam nhận định.

Ông Nguyễn Hoài Nam kiến nghị, tình hình kinh doanh của các DN rất khó khăn, vì vậy đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục đồng hành với DN, để có giải pháp hỗ trợ DN mang tính đột phá hơn.

Tại Hội nghị đối thoại năm 2014 - được đánh giá là diễn ra khá yên ả so với vài năm trước nhưng vẫn còn một vài vướng mắc mà DN “khẩn thiết” gửi tới lãnh đạo Bộ Tài chính giải quyết như: Biểu thuế xuất nhập khẩu được ví như “ma trận” bởi một mặt hàng mà DN không biết áp vào mức thuế bao nhiêu... Ngoài ra DN dẫn chứng về những văn bản chính thống, những loại văn bản hướng dẫn theo kiểu nội bộ của các cấp trong ngành đã khiến DN “rối”.

Chia sẻ về những tồn tại này, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Nguyễn Thị Cúc cho hay, đúng là trong thực tế, do một số văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng, nên còn có hiện tượng cùng một nội dung nhưng cán bộ thuế và DN hiểu khác nhau, thậm chí cán bộ thuế giữa các địa phương, giữa các chi cục cũng còn hiểu khác nhau, gây khó khăn trong thực thi. Để chấm dứt tình trạng này thì các văn bản pháp quy hướng dẫn phải thống nhất, rõ ràng, từ luật, nghị định, đến các thông tư, các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Kỳ vọng vào những sáng kiến

Trước những vướng mắc mà DN đã nêu, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đồng tình về những tồn tại trong chính sách thuế như: Biểu thuế bố cục chưa khoa học hay công tác giải quyết chính sách cho DN ở cơ quan cấp dưới còn mang tính hình thức, chưa rốt ráo.

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng đề nghị các DN tích cực trao đổi, kiến nghị, khiếu nại lên Bộ Tài chính về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi chính sách thuế và hải quan. Với trường hợp DN chưa đồng tình giải quyết khiếu nại của cấp Tổng cục, Cục thì Bộ Tài chính sẵn sàng lấy ý kiến của các cơ quan liên quan giải quyết thấu đáo. Nếu kết quả khiếu nại đúng và việc đó ảnh hưởng đến quyền lợi của DN thì cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.

“Tiến tới, phải xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung để Bộ Tài chính công khai trả lời các kiến nghị của DN. Đồng thời, có cơ chế giám sát việc tiếp nhận và trả lời vướng mắc cho DN”- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định.

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cam kết với DN còn đang vướng về các chính sách liên quan đến lĩnh vực hải quan là theo kế hoạch, trong hai tuần tới Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế sẽ làm việc với Hiệp hội DN, các DN thuộc ngành Dệt may, Da giày, Thủy sản, Điện tử để làm sao thực thi theo đúng tinh thần của Luật Hải quan có hiệu lực từ 1-1-2015 là tạo thuận lợi nhất cho DN.

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực từ phía cơ quan quản lý thì bản thân các DN cũng phải chủ động trong việc giám sát, góp ý và xây dựng chính sách. Theo quy định hiện hành, DN có quyền trực tiếp hoặc thông qua các hội nghề nghiệp hoặc các kênh khác để đóng góp tham gia xây dựng các văn bản, chính sách về thuế, hải quan cũng như phản ánh các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách thuế.

"Còn không ít DN chưa quan tâm đúng mức, còn thờ ơ với công tác xây dựng văn bản pháp luật thuế, hải quan. Chính điều đó làm cho DN tự từ bỏ quyền lợi của mình. Chỉ đến khi gặp vướng mắc trong quá trình thực thi thì mới phản ứng"- bà Nguyễn Thị Cúc nói.

Theo nhận định của Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương, DN khá hài lòng về những giải đáp kịp thời từ phía Bộ Tài chính. Thông qua đó, đã khẳng định ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế - Hải quan nói riêng luôn coi DN là đối tác, luôn xây dựng và hỗ trợ các chính sách, ứng dụng hiện đại hóa và công nghệ để tạo điều kiện tốt nhất cho DN phát triển bền vững.

Đồng thời, DN kỳ vọng vào những sáng kiến cải cách tài chính công mà Bộ Tài chính đưa ra. Điều này cũng phù hợp 3 nguyên tắc mà cải cách hành chính Quốc gia đưa ra: Nâng cao tính minh bạch, bình đẳng và khả năng dự đoán của chính sách để vừa giảm thiểu sự bất định, độ rủi ro đối với nhà đầu tư, giảm các chi phí giao dịch cho DN; Tăng cường sự tham gia của người dân và DN vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế; Đề cao vai trò tham gia chính sách của xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả thực thi.

Phó Giám đốc công ty TNHH chuyên tư vấn về thuế, kế toán Nguyễn Hồng Khoái (người đã có thâm niên hơn 5 năm tham gia các kỳ Hội nghị đối thoại của Bộ Tài chính) cho rằng, vấn đề ở đây là từ chính sách đến thực thi bởi ở Việt Nam thì “con đường dài nhất không phải từ Hà Giang đến mũi Cà Mau, mà là từ lời nói đến hành động”. Nếu cấp trên tăng tốc mà cấp dưới đủng đỉnh, cải cách sẽ luôn bị thử thách.

顶: 74踩: 3