【kqbd psv eindhoven】Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020: 8 giải pháp lớn
Đây là cơ sở để Bộ Tài chính tiếp tục điều phối và tổ chức thực hiện,ươngtrìnhhànhđộngthựchiệnChiếnlượctàichínhđếnnămgiảipháplớkqbd psv eindhoven phân công cụ thể các đơn vị xây dựng kịp thời, hiệu quả các đề án đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2015-2017.
Ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho biết: Tài liệu MTAP 2015 – 2017 bám sát vào những trọng tâm ưu tiên trong giai đoạn 2015 – 2017 trong việc triển khai thực hiện chiến lược tài chính đến năm 2020 để đưa ra những giải pháp ưu tiên cho từng nhóm giải pháp.MTAP 2015-2017 cung cấp một bức tranh tổng thể về Chương trình hành động của ngành Tài chính giai đoạn 2015-2017 cũng như các nhiệm vụ đến năm 2020, góp phần huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính theo một khuôn khổ đồng bộ và nhất quán... Ông Vũ Nhữ Thăng - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính |
Nhóm giải pháp số 1:Có 12 đề án được ưu tiên thực hiện. Trong đó, tái cơ cấu thu ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2015-2017 tập trung vào các nội dung: Triển khai thực hiện tốt Luật Hải quan năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế ...; rà soát để sửa đổi, bổ sung các Nghị quyết về biểu thuế; xây dựng Luật phí, lệ phí để thay thế cho Pháp lệnh Phí, lệ phí hiện hành; triển khai thực hiện tốt và hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi); đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế Bảo vệ môi trường và Luật thuế Tài nguyên để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với bối cảnh trong nước và hội nhập quốc tế…
Nhóm giải pháp số 2:Thực hiện tái cơ cấu chi NSNN, các giải pháp ưu tiên gồm: Hoàn thiện khung pháp lý về phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính; cải cách quản lý ngân quỹ; đổi mới hoạt động lập và phân bổ dự toán NSNN; tăng cường công tác quản lý tài sản công; tăng cường quản lý giá hàng hóa, dịch vụ theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh thanh kiểm tra và quản lý các yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ độc quyền; hoàn thiện khung pháp lý để thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước, góp phần đánh giá nguồn lực tài chính quốc gia và hiệu quả chi tiêu công.
Nhóm giải pháp số 3:Tập trung ưu tiên đổi mới phương thức đầu tư từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và một số hoạt động sự nghiệp; đổi mới cơ chế giá dịch vụ trong cung cấp dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp công lập; các đơn vị sự nghiệp công lập được phép tính đủ chi phí (tiền lương và chi phí hoạt động thường xuyên…) trong giá dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy định; hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính, khuyến khích việc huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển sự nghiệp công.
Nhóm giải pháp số 4: Với 4 giải pháp ưu tiên, gồm: Triển khai thực hiện tốt Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,…; rà soát để tập trung phát triển DNNN trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế, trong đó, thiết lập và tăng cường kiểm tra, giám sát về tài chính đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; phát hiện xử lý và cảnh báo việc chấp hành chính sách pháp luật về tài chính và khả năng mất cân đối về tài chính của doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính để thực hiện việc sắp xếp, đổi mới DNNN; thí điểm góp vốn cổ phần để thành lập mới đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tập đoàn, tổng công ty.
Nhóm giải pháp số 5:Tập trung hoàn thiện khung pháp lý điều tiết hệ thống thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính; hoàn thiện cấu trúc của thị trường chứng khoán; tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; hoàn thiện cơ chế chính sách đối với các ngân hàng chính sách; hoàn thiện hệ thống quy định, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán.
Nhóm giải pháp số 6:Với trọng tâm ưu tiên là tích cực mở rộng quan hệ hợp tác tài chính và củng cố, tăng cường hội nhập quốc tế về tài chính.
Nhóm giải pháp số 7:Tập trung vào 4 giải pháp ưu tiên nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, như triển khai thực hiện tốt Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) và Chương trình tổng thể Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ…
Nhóm giải pháp số 8: Nhấn mạnh 5 giải pháp ưu tiên để đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ. Đó là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính; triển khai phương thức quản lý thuế, hải quan hiện đại; cải cách thủ tục hành chính; xây dựng Hệ thống thông tin quản lý tài chính Chính phủ và Kiến trúc tổng thể ứng dụng CNTT của ngành Tài chính; thiết lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, đảm bảo công tác điều hành giá cũng như thông tin công khai, minh bạch về giá cho người dân và doanh nghiệp…/.
Hồng Sâm
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/109c299099.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。