您现在的位置是:World Cup >>正文

【soi kèo vfb stuttgart】Chuyện những dòng sông

World Cup37人已围观

简介Công bố báo cáo hiện trạng đất đai khu vực sông Mê KôngXây dựng thủy điện trên sông Mê Kông sẽ gây n ...

Công bố báo cáo hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Kông
Xây dựng thủy điện trên sông Mê Kông sẽ gây nhiều hệ lụy cho hạ lưu
Các nước Tiểu vùng sông Mê Kông hợp tác phát triển nguồn lực du lịch
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo một báo cáo nghiên cứu độc lập của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có 11 lưu vực sông chính và gần 3.500 con sông, lượng mưa trung bình năm lớn (khoảng 2000 mm). Trong đó, sông Mê Kông, sông Hồng – Thái Bình và Đồng Nai chiếm khoảng 80% tổng lượng tài nguyên nước Việt Nam. Sông Mê Kông có diện tích lưu vực là 800.000 km2, bằng diện tích cả nước Pháp, chảy xuyên 6 quốc gia.

Thế nhưng Việt Nam lại chỉ chiếm 8% diện tích của toàn lưu vực sông Mê Kông. Cái tên quốc tế Mê Kông không bắt nguồn từ thượng nguồn (sông được gọi Lan Thương Giang, nghĩa là “dòng sông cuộn sóng”), mà lại từ tiếng Thái và tiếng Lào, với nghĩa là “sông mẹ”. Sử Việt Nam thì gọi là sông Khung. Lượng nước từ sông này chảy về Việt Nam khoảng hơn 5 tỷ m3, chiếm 57% tổng lượng nước mặt của Việt Nam và nhiều hơn tổng lượng nước của Philippines và Australia.

Trong khi đó hệ thống sông Hồng – Thái Bình có diện tích lưu vực là 155.000 km2. Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) với cái tên Nguyên Giang, lượng nước sông Hồng chảy vào Việt Nam từ ngoài lãnh thổ là 137 tỷ m3.

Cho đến nay, lượng nước trung bình đầu người của nước ta là 9.434 m3, mức cao hơn so với tiêu chuẩn của vùng và toàn cầu. Mặc dù vậy, phần lớn tài nguyên nước Việt Nam lại nằm ngoài khả năng quản lý của quốc gia, vì có đến 2/3 tổng lượng nước “nhập khẩu” từ quốc gia thượng nguồn. Nguồn nước nội sinh của Việt Nam thuộc loại thấp (bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 4.200 m3) so với mức bình quân 4.900 m3 của khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, tài nguyên nước phân bố không đồng đều theo mùa, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa ngắn. Các con sông thường đầy nước vào mùa mưa nhưng lại khô hạn vào mùa khô. Nguồn tài nguyên nước cũng phân bố không đều theo không gian; các lưu vực sông Mã, sông Hương, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu… đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước mùa khô. Đó là chưa kể tình trạng xâm nhập mặn diễn ra gay gắt những năm gần đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm cho nguồn nước bị mặn hoá, không thể sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Đáng lo ngại hơn, dự báo đến năm 2030, nhu cầu gia tăng sẽ khiến 11 trong số 16 lưu vực sông lớn ở Việt Nam phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế và đời sống của nhân dân, nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt. Thay đổi cách suy nghĩ và ứng xử với tài nguyên nước đã là một yêu cầu vô cùng cấp bách rồi!

Tags:

相关文章