您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【bảng xếp hạng đuc】3 phụ nữ làm khoa học xuất sắc của Việt Nam được trao giải L’Oréal

Nhà cái uy tín5238人已围观

简介Các nhà khoa học trẻ có nhiều đề tài ứng dụng vào thực tếVới gần ...

Các nhà khoa học trẻ có nhiều đề tài ứng dụng vào thực tế

Với gần 30 đề án khoa học mang tính cạnh tranh và được đánh giá cao,ụnữlàmkhoahọcxuấtsắccủaViệtNamđượctraogiảiLOrébảng xếp hạng đuc Hội đồng Khoa học của chương trình học bổng nghiên cứu khoa học cấp quốc gia đã rất cân nhắc khi lựa chọn 3 đề án trong số các đề án trong năm nay. 3 nghiên cứu của 2 nhà khoa học nữ tại thành phố Hồ Chí Minh và 1 nhà khoa học nữ của Hà nội đã được Hội đồng Khoa học nhất trí bình chọn cho năm 2013.

TS Trần Hà Liên Phương, Giảng viên  ĐH quốc tế, ĐH quốc gia TP HCM, với Đề tài nghiên cứu làm tăng hiệu quả điều trị ung thư bằng việc kết hợp fucoidan và các thuốc kháng ung thư khó tan để tạo các hạt nano.

 Đề tài nghiên cứu của tiến sĩ Hà Phương Thư được 100% phiếu đề cử từ Hội đồng khoa học dựa trên tính hiện đại và tính khoa học cao của đề tài, hướng nghiên cứu tập trung vào những sản phẩm trị liệu ung thư thật hiệu quả đồng thời giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của các loại thuốc này.  TS Trần Hà Liên Phương (sinh năm 1981, đạt học vị Tiến sĩ năm 2011) đã có nhiều năm nghiên cứu các dạng thuốc tiên tiến phù hợp với xu hướng nghiên cứu hiện đại, trong 05 năm gần đây đã có 18 công bố trên các Tạp chí dược học quốc tế uy tín. Năm 2013, Tiến sĩ có hai bài gửi đăng trên Journal of Biomedical Nanotechnology.

TS Trần Hà Liên Phương

TS Trần Hà Liên Phương sinh năm 1981, còn rất trẻ.

Ung thư  là bệnh gây tử vong rất cao, theo dự báo của WHO sẽ có khỏang 84 triệu người chết vì ung thư trong khỏang thời gian từ 2005 đến 2015. Các thuốc điều trị ung thư hiện dùng thường có khối lượng phân tử bé, khó tan trong nước, phân bố rộng trong cơ thể, dạng dung dịch tiêm bị đào thải nhanh nên lượng lớn thuốc không đến được tế bào ung thư để điều trị và gây độc cho các tế bào khỏe mạnh.

 Theo đề án nghiên cứu, việc chế tạo hạt nano mang thuốc điều trị ung thư sẽ khắc phục được các vấn đề trên. Mặt khác, do đặc tính cấu trúc tế bào ung thư thì hạt nano còn dễ đi đến và dễ được hấp thu vào các tế bào này. Vấn đề là cần nghiên cứu tìm cách để gắn thuốc vào hạt nano mà không làm mất họat tính điều trị và làm tăng tính tan của thuốc. Nếu gắn được một vài lọai thuốc vào hạt nano thì hiệu quả điều trị càng cao.   

 Điều thú vị của đề án, theo Giáo sư Phạm Thị Trân Châu nhận xét “tác giả đã sử dụng nguyên liệu mới là fucoidan là một polymer ưa nước có trong tảo nâu, có tác dụng chống ung thư để liên hợp với một thuốc chống ung thư khác không có tính ưa nước để gắn vào hạt nano.  Nghiên cứu  sẽ giúp tạo được hạt nano mang thuốc có lớp vỏ ưa nước nên đễ dàng tuần hòan trong máu, do đó làm gia tăng nồng độ thuốc trong mô ung thư”.

Hướng nghiên cứu của TS Liên Phương có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rõ rệt, có khả năng tiếp tục phát triển lâu dài trong tương lai, góp phần nâng cao hiệu quả điều tri của các thuốc chống  ung thư. Thành công của hướng nghiên cứu này sẽ đóng góp một hệ trị liệu mới thật hiệu quả trong công tác điều trị bệnh ung thư ở Việt nam.

TS Vũ Thị Hạnh Thu, Giảng viên khoa Vật Lý – Vật lý Kỹ thuật, ĐH Khoa học Tự nhiên Hồ Chí Minh, Với đề tài nghiên cứu Fabrication and surface modification by silver nano-particles of ZnO/TiO2double-layer films for photocatalytic and antibacterial applications (ứng dụng công nghệ nano để diệt khuẩn)

TS Vũ Thị Hạnh Thu

TS Vũ Thị Hạnh Thu

Tuy là TS được đào tạo hoàn toàn tại Việt Nam, TS Vũ Thị Hạnh Thu đã vượt qua các ứng viên tiềm năng khác để được lựa chọn bởi Hội đồng khoa học. Tiến sĩ Hạnh Thu đã nhận được các giải thưởng nghiên cứu khoa học Việt Nam như Quả cầu vàng, VIFOTec và các bằng khen từ Thủ tướng cho sự đóng góp vào nghiên cứu khoa học.

Đề tài nghiên cứu của TS về loại vật liệu màng mỏng có khả năng chống đọng nước bề mặt dưới ánh sáng và có khả năng diệt vi khuẩn trên bề mặt sẽ giúp chế tạo ra một loại vật liệu màng mỏng khoảng 400- 500nm nhưng có khả năng làm sạch bề mặt vật liệu và chống đọng nước bề mặt trên kính thủy tinh.

Việc diệt khuẩn trong môi trường nước trên thực tế đã có loại vật liệu bột được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vật liệu bột khi có kích cở càng bé, để thu hồi sau quá trình xử lý là hết sức khó khăn. Trong khi đó, vật liệu màng để thu hồi và sử dụng lại thì đơn giản hơn.

Ứng dụng của nghiên cứu này rất đa dạng, có thể sử dụng phủ trên lồng kính trẻ sơ sinh để bảo vệ các bé sinh thiếu tháng an toàn với vi khuẩn, hoặc có thể lọc vi khuẩn trong không khí, trong các máy điều hòa cũng như các máy tạo không khí tươi mát trong các nhà trưng bày  Thành công của nghiên cứu này sẽ giúp chế tạo ra loại vật liệu mới góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ con người trước những loại vi khuẩn đang lây lan trong môi trường sống của con người.

TS Trần Thị Thu Thủy, Phó trưởng phòng Hóa sinh hữu cơ, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

TS Thu Thủy bảo vệ luận án Tiến sỹ năm 2003 tại ĐH Tổng hợp Bordeaux I (Pháp). Trong quá trình học tập, TS đã giành được nhiều giải thưởng và học bổng như giải Ba Olympic Hóa học quốc gia, giải thưởng của Ban Tổ chức Hội nghị Hóa học châu Âu (2005), học bổng Hasede (Nhật bản), học bổng du học tại Nga, học bổng của AUF và CNRS (Pháp).

Tiến sĩ Trần Thị Thu Thủy

TS Trần Thị Thu Thủy

TS Thu Thủy về làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2004 trong lĩnh vực Hóa hữu cơ – Hóa hợp chất thiên nhiên. Chị đã tham gia thực hiên nhiều đề tài tổng hợp các thuốc tại Viện Hàn lâm như tổng hợp thành công các thuốc chống cúm H1N1-H5N1 là Tamiflu (2005-2007) và Zanamivir (2009)... Các kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ đã được công bố trên nhiều tạp chí và hội nghị quốc tế và quốc gia.

Đề tài” Nghiên cứu phương pháp tổng hợp Erlotinib hydrochloride dùng làm thuốc sinh học thế hệ mới điều trị ung thư và khả năng triển khai ứng dụng” là một đề tài có tính khả thi và định hướng ứng dụng thực tiễn cao, góp phần vào việc chủ động và giảm giá thành nguồn nguyên liệu bào chế thuốc tại Việt Nam. 

Erlotinib là một thuốc điều trị ung thư thế hệ mới, thuộc liệu pháp nhắm trúng đích được chỉ định để điều trị ung thư phổi loại tế bào không nhỏ, ung thư tụy và một số loại ung thư khác. Mặc dù Erlotinib là mộ trong 10 loại thuốc điều trị ung thư bán chạy nhất thế giới nhưng do giá thành quá cao nên không được sử dụng tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án do đó sẽ hướng đến việc tìm ra quy trình tổng hợp Erlonitib đơn giản, hiệu suất cao, ít sử dụng các hóa chất đắt tiền hoặc độc hại với môi trường và có thể ứng dụng nghei6n cứu để bào chế thuốc tại Việt Nam, góp phần làm giảm gái thành và chủ động nguồn nguyên liệu dược trong nước.

Phụ nữ Việt Nam làm khoa học còn quá ít so với nam giới

Nhận xét về tình hình nghiên cứu khoa học của giới nghiên cứu nữ tại Việt nam, Ông Châu Văn Minh –Chủ tịch Hội đồng khoa học L’Oreal -UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học chia sẻ: “Việt Nam có nhiều tài năng khoa học nữ, nhưng hầu như họ đều phải đối mặt với những khó khăn khách quan và chủ quan như điều kiện nghiên cứu khoa học, trách nhiệm với gia đình v.v. Điều này đã khiến cho nhiều tài năng bị mai một. Mặc dù số lượng phụ nữ nghiên cứu khoa học tại Việt Nam có gia tăng trong những năm gần đây, nhưng tỷ lệ các nhà khoa học nữ vẫn còn quá ít so với nam giới, đặc biệt là lớp phụ nữ trẻ. Tôi tin rằng chúng ta cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các nhà nghiên cứu và khoa học trẻ tuổi, không chỉ hỗ trợ về vật chất mà còn nhận diện và vinh danh các tài năng mới, ý tưởng khoa học ở khắp mọi miền đất nước như L’Oreal đã làm trong 5 năm qua.”

Với mục tiêu khuyến khích nhiều nhà nghiên cứu trẻ tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học, chương trình học bổng nghiên cứu khoa học L’Oréal Vì Sự Phát Triển Phụ Nữ Trong Khoa Học tại việt Nam cam kết sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh hỗ trợ cho sự phát triển của giới khoa học nữ tại Việt Nam. Chương trình học bổng nghiên cứu khoa học cấp quốc gia sẽ bắt đầu nhận đơn vào tháng hai năm 2014.

Chương trình Học bổng nghiên cứu cấp quốc gia  L’Oréal Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2013 đã quyết định trao tặng Học bổng cho 3 tiến sĩ nữ trẻ của Việt Nam có thành tích nghiên cứu khoa học  tốt và đề án khoa học tiềm năng. Buổi lễ trao giải được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 15 năm chương trình Giải thưởng Khoa học Quốc tế L’Oreal- UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học được thực hiện trên hơn 100 quốc gia trên thế giới và 5 năm chương trình được thực hiện tại Việt nam. Mỗi năm có 3 nữ tiến sĩ nghiên  cứu khoa học xuất sắc được đề cử cho học bổng nghiên cứu khoa học L’Oreal. Mức học bổng hỗ trợ là 200 triệu đồng cho mỗi học bổng.

Giải thưởng Khoa học Quốc tế và chương trình học bổng L’Oréal– UNESCO Vì Sự Phát Triển Phụ Nữ Trong Khoa Học bắt đầu từ năm 1998. Đây là sáng kiến của tập đoàn L’Oréal trên toàn cầu với sứ mệnh vinh danh sự đóng góp của nữ giới trong ngành khoa học.

Giải thưởng Quốc tế L’Oreal- UNESCO Vì Sự Phát Triển Phụ Nữ Trong Khoa Học đã trở thành giải thưởng danh giá của thế giới trong lãnh vực khoa học. Từ lúc bắt đầu chương trình, L’ORÉAL – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học đã vinh danh 77 nhà khoa học nữ xuất sắc trong đó có 2 nhà khoa học đã được trao giải Nobel ngay sau khi nhận giải thưởng quốc tế L’Oreal. Chương trình cũng đã hỗ trợ cho hơn 1,652 gương mặt nghiên cứu tài năng trong đa dạng các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tính đến cuối năm 2013, đã có 1,729 nhà khoa học nữ của hơn 100 quốc gia được nhận diện và vinh danh trên khắp toàn cầu

Bà Irina Bokova, Tổng Thư ký UNESCO nhận xét “ Chương trình này là sự đóng góp quan trọng và đầy ý nghĩa  trong việc thay đổi nhận thức của thế giới về vai trò và sự đóng góp của phụ nữ trong khoa học”.

Trung thành với mục tiêu phát hiện những tài năng khoa học trẻ và tôn vinh những đóng góp của phụ nữ cho sự tiến bộ của khoa học trên khắp toàn cầu, chương trình học bổng khoa học ở cấp quốc gia L’Oréal Vì Sự Phát Triển Phụ Nữ Trong Khoa Học đã được L’Oreal Việt Nam triển khai từ cuối năm 2008 với mục đích “ươm mầm tài năng khoa học nữ Việt Nam”

Với ý nghĩa và tầm nhìn trong việc thúc đẩy sự tiến bộ khoa học Việt Nam, chương trình này đã được các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam như Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Tụy- cha đẻ của Lý thuyết Tuy’s cut trong toán học cao cấp thế giới, Giáo sư Tiến Sĩ Viện Sĩ Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Giáo sư Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Giáo sư Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Việt Nam và Giáo sư Nguyễn Hữu Niếu, giải thưởng Hồ Chí Minh, Tiến sĩ lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình hỗ trợ và tham gia vào Hội đồng khoa học độc lập để lựa chọn những nhà khoa học nữ trẻ và triển vọng của Việt Nam cho chương trình

Đến nay đã có 15 tiến sĩ nữ được trao tặng học bổng với tổng trị giá trị học bổng là 2,4 tỷ đồng cho các đề án nghiên cứu có tính triển vọng và mang tính thực tiễn cao.

Chương trình cũng đang tìm kiếm các tiến sĩ trẻ dưới 35 tuổi mong muốn thực hiện nghiên cứu khoa học ở nước ngoài tham gia vào chương trình học bổng quốc tế, mức học bổng này có giá trị 40,000 USD với thời gian nghiên cứu tối đa là 2 năm...

Nguyễn Ngọc

Tags:

相关文章