Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: MN. Mục đích của Hội nghị nhằm phổ biến thông tin về Hiệp định này cho các cơ quan Nhà nước,ổbiếnkiếnthứcchodoanhnghiệpvềdanh sách cầu thủ ac milan các DN và các đối tượng chịu ảnh hưởng khác. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, việc tham gia, góp ý của cộng đồng DN góp phần rất quan trọng cho việc thành công của các cuộc đàm phán cũng như hiệu quả mà Hiệp định mang lại trong tương lai. "Dù trong quá trình đàm phán đã gặp không ít khó khăn, nhưng với bản lĩnh Việt Nam, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua và gặt hái được thành công", ông Hoàng nói. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, đã giới thiệu những yêu cầu cơ bản trong các lĩnh vực đàm phán chủ chốt như: cắt giảm thuế quan, dệt may, tự do hóa dịch vụ và đầu tư, mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và môi trường… Ngoài ra, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng đưa ra nhận định về cơ hội và thách thức đối với DN Việt Nam cũng như một số khuyến nghị để thực hiện Hiệp định này có hiệu quả. Ông Lê Tiến Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, Hiệp định TPP có thể tạo cơ hội XK lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể biến cơ hội thành lợi ích cụ thể, ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với một số thách thức nhất định như: vấn đề quy tắc xuất xứ, cắt giảm thuế, khả năng cạnh tranh… Đại diện giới nghiên cứu, ông Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương nên lên những kỳ vọng đối với Hiệp định TPP. Ông Thành nhấn mạnh những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt, trong đó quan trọng là sức ép cạnh tranh./. Nhật Minh |