Áp lực cạnh tranh lớn
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy,ôngnghiệpôtôViệtNam Phảicómứcthuếvàphíhợplýlens đấu với reims cả nước hiện có gần 40 doanh nghiệp (DN) sản xuất, lắp ráp ôtô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế hơn 680.000 xe/năm. Dưới tác động tích cực của các chính sách mới mà tiêu biểu là Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, nhiều dự án sản xuất, lắp ráp ôtô lớn tại Việt Nam hướng tới thị trường khu vực đã được khởi công và hoàn thành. Tuy nhiên, do ưu đãi về giảm thuế, số lượng ôtô NK về Việt Nam tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Các dự án sản xuất, lắp ráp ôtô lớn cần có chính sách hỗ trợ |
Tại “Hội nghị về giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí” được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thẳng thắn nhận định, dù có nhiều chính sách cho ngành ôtô trong nước nhưng sau 20 năm, ngành này mới tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành. “Sản xuất, lắp ráp xe trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ôtô thực sự, chưa làm chủ được công nghệ cốt lõi hay hình thành hệ thống các nhà cung cấp nguyên liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn” - Bộ trưởng nhận xét.
Ông Toru Kinoshita - Tổng giám đốc Toyota Việt Nam kiêm Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) - nêu một loạt khó khăn đối với xe sản xuất trong nước (CKD). Điển hình như: Thị trường ôtô của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với Thái Lan và Indonesia; chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực, đặc biệt là chi phí khấu hao. Lý do buộc các DN lắp ráp trong nước phải nhập phần lớn linh phụ kiện là các nhà cung ứng nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện, Việt Nam mới có khoảng 200 DN cung ứng linh phụ kiện, trong khi con số này tại Thái Lan gấp 10 lần.
Ưu đãi chính sách, thúc đẩy nội địa hóa
Trước thực trạng này, ông Toru Kinoshita đề nghị Việt Nam thúc đẩy nội địa hóa sớm hơn. Cụ thể, cần hỗ trợ nhà sản xuất linh kiện giảm đầu tư mua khuôn và đồ gá, miễn giảm thuế NK vật tư linh kiện, giảm chi phí NK, duy trì thị trường tăng trưởng ổn định, đảm bảo hoạt động sản xuất trong nước bằng cách bù đắp chi phí 10-20%, thúc đẩy nhanh nội địa hóa linh kiện thép và nhựa cỡ trung bình.
Đại diện Công ty Cổ phần (CP) Tập đoàn Thành Công, Công ty CP Ôtô Trường Hải cũng kiến nghị Chính phủ không tính thuế NK nguyên liệu, vật tư, linh kiện phụ để sản xuất linh kiện nội địa hóa trong nước. Đồng thời, điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho phần giá trị nội địa hóa ôtô để hưởng ưu đãi theo hàm lượng giá trị tạo ra trong nước và giá trị linh kiện nội địa hóa; điều chỉnh thuế TTĐB cho phần giá trị nội địa hóa ôtô để hưởng ưu đãi theo hàm lượng giá trị tạo ra trong nước và giá trị linh kiện nội địa hóa…
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất Chính phủ về chính sách cho vay ưu đãi để người tiêu dùng có thể mua ôtô trong nước nhằm kích cầu tiêu dùng cho ngành sản xuất ôtô nội địa. Đặc biệt, Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, hoàn thiện các chính sách thuế và phí hợp lý nhằm giúp DN sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước nâng cao tỷ lệ giá trị nội địa, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh với xe NK nguyên chiếc. Cùng với đó, nghiên cứu sửa đổi áp dụng mức thuế TTĐB đối với mặt hàng ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo hướng không đánh thuế TTĐB đối với phần giá trị tạo ra trong nước, với thời hạn của chính sách là 5 - 10 năm. Đồng thời, đề xuất chính sách không áp dụng thuế TTĐB với ôtô điện, ôtô thân thiện với môi trường.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất trình Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ đặc biệt cho những dự án sản xuất, lắp ráp ôtô lớn, như hỗ trợ về hạ tầng, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực… |