【kèo cá cược châu âu】Kiểm soát lãi suất: Cần sự điều hành linh hoạt

kiem soat lai suat can su dieu hanh linh hoatBan hành khung lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội
kiem soat lai suat can su dieu hanh linh hoatLãi suất huy động trái phiếu chính phủ biến động nhẹ
kiem soat lai suat can su dieu hanh linh hoatLãi suất,ểmsoátlãisuấtCầnsựđiềuhànhlinhhoạkèo cá cược châu âu tỷ giá sẽ "dễ thở" hơn trong năm 2019?
kiem soat lai suat can su dieu hanh linh hoatLãi suất huy động vẫn chưa hết “nóng”
kiem soat lai suat can su dieu hanh linh hoatLãi suất cho vay sẽ tiếp tục duy trì ổn định
kiem soat lai suat can su dieu hanh linh hoat

Bước vào đầu năm Kỷ Hợi 2019, lãi suất đầu vào đã có sự gia tăng. Ông nhận định như thế nào về tình hình hiện nay và sắp tới?

Cũng như mọi năm, thời điểm đầu năm mọi người sẽ đi tìm kênh đầu tư sinh lời cho một khoản tiền tiết kiệm được trong năm trước. Hiện kênh đầu tư gửi ngân hàng hưởng lãi suất rất được quan tâm bởi độ an toàn và khả năng sinh lời cao. Vì thế, việc các ngân hàng tăng lãi suất để cạnh tranh hút dòng tiền là điều tất yếu. Tuy nhiên, chính vì tăng cao lãi suất đầu vào nên lãi suất đầu ra khó có thể giảm xuống mà phải tăng lên, các ngân hàng buộc phải giữ biên lợi nhuận tối thiểu nếu không sẽ kéo sụt lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, ngay từ đầu năm, các ngân hàng đã cố gắng cho vay nhiều để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Vì thế, với tình hình hiện nay, khi mà các ngân hàng khó được phép tăng vốn thì việc hút vốn qua kênh huy động càng được chú trọng, sẽ khiến mặt bằng lãi suất có thể neo ở mức cao.

Ngoài ra, lãi suất đang phải chịu nhiều áp lực từ lạm phát, tỷ giá, nợ xấu, tăng trưởng tín dụng thấp… Tuy nhiên, điều lạc quan là lãi suất đa phần vẫn sẽ ổn định, nhưng khó giảm để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế như mong muốn của Chính phủ.

Muốn giữ ổn định, thậm chí là giảm lãi suất, cơ quan quản lý cần có biện pháp nào, thưa ông?

Những năm qua, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ khá hợp lý, giúp ổn định thị trường, không gây ra biến động khó lường tới nền kinh tế. Vì thế, với hướng điều hành như hiện tại cũng có thể giữ được sự ổn định cần thiết. Nhưng để hỗ trợ hiệu quả hơn, phía các cơ quan quản lý, nhất là NHNN cần chú ý và phối hợp với nhau trong việc điều hành lạm phát, tránh tăng quá cao khiến lãi suất sẽ bị đội lên. Trong khi nếu lạm phát tăng thấp, dưới 3%, đây sẽ là cơ hội để lãi suất có điều kiện giảm xuống.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý, NHNN nên tiếp tục tăng lượng cung tiền ra thị trường, giúp các ngân hàng thương mại dồi dào thanh khoản hơn, từ đó sẽ có thêm điều kiện hạ lãi suất.

Trong năm 2018, NHNN đã giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, nhưng thực tế vẫn chưa được như mong đợi. Ông có đánh giá như thế nào về tình hình này?

Không chỉ trong năm 2018 mà một vài năm trước đây, NHNN cũng đã từng giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ giảm lãi suất. Tuy nhiên, đúng là hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi, chưa kể đây có thể là “con dao hai lưỡi”. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất điều hành chưa gắn chặt với lãi suất thị trường, thị trường 1 (dân cư và tổ chức kinh tế) với thị trường 2 (các ngân hàng vay mượn lẫn nhau) tại Việt Nam vẫn có sự gắn kết lỏng lẻo. Vì thế, giảm lãi suất điều hành chỉ có tác động rất nhẹ tới tình hình lãi suất. Trong khi tại nhiều nước trên thế giới, thị trường 1 và thị trường 2 liên thông nên mọi động thái đều tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau giữ ổn định mặt bằng lãi suất. Vì thế, thời gian tới, NHNN và hệ thống ngân hàng phải có những điều chỉnh để 2 thị trường này có sự giao thoa và liên kết, giúp những hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý được thực thi hiệu quả.

NHNN mới đây có đưa ra dự thảo giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, theo ông, vấn đề này sẽ tác động ra sao tới tình hình tiền tệ của Việt Nam?

Việc giảm dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo dự thảo Thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không tác động nhiều tới thị trường tiền tệ. Vì theo dự thảo Thông tư, chỉ những tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ các ngân hàng yếu kém mới được giảm 50% dự trữ bắt buộc so với quy định, theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Với quy định này, những ngân hàng được giảm 50% dự trữ bắt buộc sẽ có nhiều vốn hơn đẩy ra thị trường, từ đó góp phần giảm lãi suất cho vay nhưng vẫn đảm bảo gia tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, dù mang lại một chút tác động tới thị trường tiền tệ do các ngân hàng tham gia hỗ trợ ngân hàng yếu kém là những “ông lớn”, nhưng việc thực hiện theo dự thảo Thông tư này sẽ tạo nên một “sân chơi” không công bằng. Dẫu biết cần tạo ưu đãi cho các ngân hàng tham gia hỗ trợ, nhưng NHNN có thể dùng nhiều biện pháp khác cho các ngân hàng này như giảm lãi suất điều hành, tránh tạo sự hơn thua quá lớn giữa các ngân hàng thương mại.

Xin cảm ơn ông!

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội:

Các ngân hàng hiện nay đang tăng tỷ lệ lãi suất cho vay, điều này đang gây ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, khiến chi phí hoạt động, chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng tới 10-20%. Lãi suất cho vay tăng còn khiến nguồn vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp bị ách tắc, gây khó cho công việc làm ăn, nhất là khi đang vào thời điểm sản xuất đầu năm. Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp rất mong ngành ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho hợp lý. Nhưng phía các doanh nghiệp cũng phải có biện pháp cơ cấu các khoản vay phù hợp để trả nợ đúng hạn, tránh phát sinh nợ xấu.

Cúp C1
上一篇:Biển số ô tô 65A
下一篇:Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao