【kqbd keo nha cai 3】Chính phủ đề xuất xây dựng luật riêng để xử lý nợ xấu

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 17:13:27 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:58次
Ngân hàng Nhà nước muốn 'luật hóa' xử lý nợ xấu
Ngân hàng tăng mạnh “bộ đệm” cho xử lý nợ xấu
"Nâng tầm” thành luật xử lý nợ xấu
Tính từ cuối năm 2017 đến 30/6/2021, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 677 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng. Ảnh: ST
Tính từ cuối năm 2017 đến 30/6/2021, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 677 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng. Ảnh: Internet

Với những kết quả đạt được về xử lý nợ xấu, báo cáo của Chính phủ khẳng định, Nghị quyết số 42 đã tạo cơ chế xử lý hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo. Về cơ bản, ý thức trả nợ của khách hàng được nâng cao, giúp các tổ chức tín dụng phát huy tốt vai trò là kênh dẫn bốn chủ đạo.

Tuy vậy, báo cáo cũng nhìn nhận, quá trình triển khai Nghị quyết số 42 còn cho thấy có một số khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục có sự phối hợp của các bộ, ban, ngành liên quan để xử lý, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực tới nền kinh tế nói chung và hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng.

Tính đến cuối tháng 6/2021, tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu tăng 2,8% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ lệ 3,66% so với tổng dư nợ. Nếu tính thêm các khoản nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung) có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ này là 7,21%.

Trong khi đó, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực vào tháng 8/2022. Khi đó, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng các chính sách của Nghị quyết 42.

Báo cáo nhận định, điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, VAMC, cũng như quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng. Nhưng cùng với đó, Nghị quyết 42 hiện nay cũng tồn tại tới 11 vướng mắc trong quá trình thực hiện như về quyền thu giữ tài sản đảm bảo, chưa triển khai được thủ tục rút gọn...

Với những bất cập nói trên và để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội xem xét việc rà soát, nghiên cứu để luật hóa các chính sách quy định tại Nghị quyết 42, theo hướng ban hành một luật riêng về xử lý nợ xấu.

Theo đề nghị của Chính phủ, Luật riêng về xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42 còn phù hợp; đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định mà thực tiễn triển khai gặp nhiều vướng mắc.

Cụ thể, sửa đổi các quy định về việc thu giữ tài sản đảm bảo theo hướng tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản cho khoản nợ xấu mà không cần phải có thỏa thuận về việc bên nhận bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản đảm bảo trong hợp đồng bảo đảm.

Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 42 theo hướng có quy định loại trừ không áp dụng: Quy định về trường hợp xuất hiện tình tiết mới trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn (Khoản 3 Điều 317) và quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn (Khoản 4 Điều 323) của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đối với các vụ án giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo tại tòa án.

Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 42 theo hướng bổ sung quy định cho phép áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng có khoản nợ là nợ xấu. Bổ sung quy định về việc hoàn trả tài sản đảm bảo là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài ra, Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm, hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu thông qua việc quyết định mục tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội; xem xét khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, đặc biệt là quy định liên quan đến thuế, bao gồm việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo khi thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接