BP - Điều 19 trong Bộ luật Hình sự năm 2015 là những quy định về tội không tố giác tội phạm. Tại các khoản 1 và 2 của điều này có nội dung như sau: 1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị,ộluậtHigravenhsựcầncoacutesựthốngnhấtcaotrongcaacutecđiềukhoảkết quả shonan bellmare đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên là thiếu sự thống nhất giữa các điều, khoản trong bộ luật này; đồng thời để tránh tình trạng bỏ sót người, lọt tội. Vì tại Khoản 2 của Điều 14 có quy định như sau: 2. Người chuẩn bị phạm một trong các tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự: a) Điều 108 (tội phản bội Tổ quốc); Điều 110 (tội gián điệp); Điều 111 (tội xâm phạm an ninh lãnh thổ); Điều 112 (tội bạo loạn); Điều 113 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 114 (tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 118 (tội phá rối an ninh); Điều 119 (tội chống phá cơ sở giam giữ); Điều 120 (tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 121 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); b) Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); c) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); d) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324 (tội rửa tiền). Vì vậy, tôi đề xuất sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 19 như sau: Người nào biết rõ tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 14 đang được chuẩn bị hoặc tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 390, Điều 389 của Bộ luật này. Điều 92 là những quy định về điều kiện áp dụng, với nội dung như sau: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này. Theo tôi, nếu quy định như trên là luật đã cắt bỏ quyền và nghĩa vụ của những người có liên quan. Cụ thể là trong trường hợp nêu trên, nếu Tòa án quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn,... nhưng người bị hại không đồng tình thì như thế nào? Vì vậy, tôi đề xuất bổ sung cụm từ “người dưới 18 tuổi và người bị hại” vào sau cụm từ “hoặc người đại diện hợp pháp của”. Như vậy, điều luật này sẽ được viết lại như sau: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi và người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đồng ý với việc áp dụng biện pháp này. Hơn nữa, việc sửa đổi, bổ sung như trên là phù hợp với quy định về việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng sau khi người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 91 có quy định như sau: 1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. N.V |