Số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT còn ít là một trong những nguyên nhân khiến ngành CNHT tại Việt Nam chưa phát triển |
Tại Hội thảo,áttriểnCNHTKinhnghiệmtừNhậtBảnhận định bóng đá nhà nghề mỹ các chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra bản báo cáo nghiên cứu tổng thể tổng quan về ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Việt Nam và kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển ngành công nghiệp này.
Mới ở giai đoạn "khởi đầu"
Theo đánh giá của Tiến sĩ Yoichi Sakurada, đại diện MRI Nhật Bản: So với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có thể phát triển hơn một số quốc gia như Myanmar, Lào, Campuchia, song so với một số quốc gia phát triển khác trong khu vực thì Việt Nam có bước phát triển “tụt hậu” sau khoảng 40 năm. Đấy là lý do, ngành CNHT của Việt Nam chưa phát triển và thường mờ nhạt trong nền kinh tế.
Cũng giống như nhiều quốc gia trong khu vực châu Á, Việt Nam cũng rất hấp dẫn đầu tư nước ngoài (FDI). Tính đến hết tháng 8/2016, Việt Nam đã thu hút được khoảng 290 tỷ USD vốn FDI đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là một số lượng vốn “khổng lồ”, nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng được cơ hội từ dòng vốn FDI mang lại do ngành CNHT tại Việt Nam chưa phát triển.
Những năm gần đây, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có những sự quan tâm nhất định đối với phát triển CNHT. Trong đó, Quyết định Về Chính sách phát triển một số ngành CNHT của Thủ tướng Chính phủ được ban hành vào ngày 22/2/201. Gần đây nhất, ngày 1/1/2016, Nghị định 111/2015/NĐ- CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo cũng được Chính phủ ban hành đã chính thức có hiệu lực. Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho ngành CNHT của Việt Nam.
Tuy nhiên, tiến sĩ Yoichi Sakurada cho rằng: Tất cả những nỗ lực của Việt Nam nhằm phát triển CNHT là một hướng đi đúng đắn, song vẫn đang ở giai đoạn “khởi đầu”. Cũng không thể đòi hỏi Việt Nam phải có nền CNHT phát triển mạnh mẽ như ở Nhật Bản hay một số quốc gia khác trong khu vực, vì lịch sử, bối cảnh của mỗi quốc gia là khác nhau.
Kinh nghiệm từ Nhật Bản
Theo ông Yoichi Sakurada, để phát triển được ngành CNHT như bây giờ, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách, có những chính sách thành công, nhưng cũng có những chính sách thất bại. Tuy vậy, sự kiên trì và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã giúp Nhật Bản thành công trong lĩnh vực CNHT.
Cụ thể, khác với nhiều quốc gia, tại Nhật Bản, Chính phủ đã đưa ra những định nghĩa rõ ràng về CNHT và chia thành 5 ngành, bao gồm: Cung cấp nguyên vật liệu; Máy móc, khuôn mẫu; Các công ty cung cấp linh kiện; Công ty lắp ráp và các doanh nghiệp cung cấp phụ trợ.
Để hỗ trợ ngành CNHT phát triển, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập ra Trung tâm Công nghệ tại các địa phương (LPTC- Local puplic techonology center: KOHSETSUSHI). Trung tâm này thường đưa ra các chính sách phát triển CNHT cho từng địa phương và hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) tại địa phương đó phát triển CNHT. Đặc biệt, các chính sách phát triển CNHT được Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương tại Nhật Bản thực hiện rất nghiêm túc.
Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các chuyên gia cho rằng, ngành CNHT đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, theo thống kê mới có khoảng 1.383 DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT trên tổng số hơn 500.000 DN đang hoạt động, chiếm 0,3% tổng số DN. CNHT kém phát triển là nguyên nhân làm gia tăng nhập siêu, khó cân bằng cán cân thanh toán và giảm khả năng cạnh tranh của DN, nền kinh tế. CNHT phát triển chính là “chìa khóa” để Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tận dụng những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Cùng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng: Rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã và đang chuẩn bị tham gia có quy định chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, hay còn gọi là tỷ lệ nội địa hóa để được hưởng ưu đãi thế quan từ các quốc gia thành viên. Điển hình như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA). Nếu ngành CNHT của Việt Nam không phát triển, phải nhập khẩu linh kiện quá nhiều và có tỷ lệ nội địa hóa không đảm bảo tiêu chí đặt ra thì Việt Nam không thể đạt được những lợi ích từ hội nhập. Đồng nghĩa với đó, Việt Nam cũng khó mà hội nhập được sâu vào nền kinh tế thế giới.
Để tạo cơ hội phát triển ngành CNHT, tiến sĩ Yoichi Sakurada cho rằng, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cần hoàn thiện chính sách và có những chương trình hỗ trợ cụ thể cho DN tham gia phát triển CNHT.