【nhận định bóng đá chile】Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất

  发布时间:2025-01-10 01:30:35   作者:玩站小弟   我要评论
Bà Nguyễn Thị Xuân Lan ở ấp Thạch Màng, xã nhận định bóng đá chile。

Bà Nguyễn Thị Xuân Lan ở ấp Thạch Màng,Ứngdụngcocircngnghệsinhhọcvagraveosảnxuấnhận định bóng đá chile xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú tự ủ phân hữu cơ để chăm sóc vườn quýt của gia đình

Lợi ích từ phân bón hữu cơ... 

Bà Nguyễn Thị Xuân Lan (SN1966), ngụ ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi đã áp dụng thành công CNSH bằng cách tự ủ phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình bà có 3 ha trồng quýt đường và bưởi da xanh, trung bình mỗi năm thu 40 tấn quýt đường/ha, với giá bán dao động từ 10-20 ngàn đồng/kg, lãi khoảng 400 triệu đồng. Bà đã tự tìm hiểu và bắt đầu ủ phân vi sinh bón qua lá và phân bón hữu cơ từ năm 2014. 

Trước đây, mỗi lần cây ra lá, bà phải xịt 4 lần phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật thì nay khi sử dụng phân vi sinh bón qua lá tự ủ đã giảm 50% lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Đối với ủ phân hữu cơ, thành phần chủ yếu là phân bò, một lượng nhỏ phân lân, đạm cùng với con ruốc biển (con tôm tép), các loại đậu phế phẩm (phơi, xay nhỏ) đem ủ với nấm trichoderma, kết hợp với thành phẩm của phân vi sinh bón qua lá, ủ trong 3 tháng. Việc sử dụng phân hữu cơ tự ủ giúp gia đình bà giảm 1/3 chi phí sản xuất và giảm đến 40% lượng phân hóa học vào trong đất. Đồng thời giúp tăng độ phì cho đất, tăng khả năng giữ nước, thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển và giúp tăng tuổi thọ, sức bền cho cây. “Sau nhiều năm sử dụng phân hữu cơ, tôi nhận thấy kích cỡ trái rất đồng đều, màu sắc trái khi thu hoạch cũng sáng và đẹp hơn” - bà Lan cho biết.

...và công nghệ men ủ thức ăn

Hiện nay, trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt theo hình thức trang trại, gia trại, nhiều hộ dân đã biết dùng các loại men vi sinh để trộn thức ăn cho gia súc, gia cầm và xử lý chất thải chăn nuôi. Dùng chế phẩm men vi sinh trộn với tỷ lệ thích hợp theo quy trình làm thức ăn thường xuyên cho gia súc, gia cầm. Bằng phương pháp này, những cơ sở sản xuất - kinh doanh đã giảm được 30-40% chi phí đầu tư, đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm và chất lượng sản phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng; góp phần giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người chăn nuôi và cộng đồng. 

Anh Võ Minh Châu (SN1988) ở ấp Suối Da, xã Tân Hưng đã ứng dụng thành công công nghệ men ủ thức ăn và đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ. Anh Châu cho biết: Sử dụng công nghệ ủ men và đệm lót sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường và hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi. Chi phí xử lý môi trường theo phương pháp này rất thấp, sử dụng được nhiều năm, nguyên liệu chủ yếu là các phế phẩm nông nghiệp như: trấu, cám, mùn cưa, vỏ đậu phộng, lõi bắp nghiền nhỏ… để làm chất độn chuồng, kết hợp phun chế phẩm sinh học lên bề mặt nền đệm lót để tạo thành chất men vi sinh giúp phân giải phân, nước tiểu, làm giảm mùi hôi thối, ruồi, muỗi. Sau một thời gian, đệm lót còn có thể tái sử dụng làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch.

Từ năm 2006 đến nay, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Phú phối hợp với các sở, ngành liên quan mở 565 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, hội thảo đầu bờ được 305 cuộc; chuyển giao được 105 mô hình về chăn nuôi, trồng trọt… Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã đưa những loại giống gia súc, gia cầm lai tạo có năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi như dê boer, heo siêu nạc, gà siêu thịt, siêu trứng… với quy mô công nghiệp; ứng dụng phổ biến kỹ thuật sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, hướng dẫn chọn lọc giống thuần chủng đạt năng suất và chất lượng đưa vào chăn nuôi; xác lập được quy trình sinh sản nhân tạo các loại giống thủy sản…                            

相关文章

最新评论