【kết quả bóng đá pohang】Nhận diện xu hướng mới trong hút vốn FDI vào khu công nghiệp
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 05:25:02 评论数:
Vốn FDI vào bất động sản tăng 35% trong nửa đầu năm | |
Thu hút vốn FDI giữa bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 của Việt Nam | |
Hải Phòng: Gần 1,ậndiệnxuhướngmớitronghútvốnFDIvàokhucôngnghiệkết quả bóng đá pohang4 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế | |
Vốn FDI chảy đều vào khu công nghiệp phía Nam |
Thách thức hiện hữu
Những tác động nặng nề của đại dịch covid-19 trong gần 2 năm qua đã làm đình trệ hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động… Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu có sự dịch chuyển sau đại dịch, cạnh tranh với các nước đang phát triển trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói chung và vào các khu công nghiệp ngày càng gia tăng đã đặt ra những yêu cầu mới cho sự phát triển của khu công nghiệp trong tương lai.
Phát biểu tại toạ đàm “Nhận diện xu hướng mới trong phát triển KCN” được tổ chức ngày 20/9, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, thống kê cho thấy hàng năm số lượng vốn FDI đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm tới 60-70% tổng lượng vốn FDI thu hút được trong cả nước. Cạnh tranh chiến lược và cạnh tranh thương mại giữa các cường quốc lớn, đặc biệt là Mỹ - Trung, sẽ là những thách thức rất lớn đối với Việt Nam hiện nay khi thực hiện định hướng “đa phương hóa, đa dạng hóa” trong hợp tác đầu tư nước ngoài và trong bối cảnh một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn khi nền kinh tế chưa tự chủ được
“Báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết việc thực hiện giãn cách xã hội phòng chống Covid dẫn đến việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển người lao động trong các khu công nghiệp đã làm đình trệ sản xuất, làm tăng chi phí sản xuất, giảm công suất và sản phẩm, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu... nên đã có những đơn hàng phải chuyển sang địa bàn khác trong chuỗi cung ứng. Tuy đây chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng nếu kéo dài tình trạng này, thì có khả năng nhà đầu tư sẽ chuyển sản xuất sang các nước khác và ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư mới. Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh với các nước đang phát triển trong thu hút FDI nói chung và vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trong khu vực là rào cản không nhỏ đối với việc duy trì tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu này của Việt Nam”, ông Phan Hữu Thắng phân tích.
Việt Nam nên phát triển khu công nghiệp mô hình mới, không chỉ xây dựng riêng nhà máy mà đi theo dịch vụ để công nhân sinh sống và làm việc tại chỗ. Ảnh: Internet. |
Tập trung vào ngành mũi nhọn
Cũng theo ông Phan Hữu Thắng, cần tập trung thu hút đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế thành các trọng điểm chế biến, chế tạo, theo hướng tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh như: cơ khí chế tạo, điện và điện tử, công nghệ thông tin... (đã được xác định tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020). Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế phải theo hướng bảo đảm đồng bộ với tốc độ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, theo hướng ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ 4.0, công nghệ cao, hiện đại theo yêu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế số, và thân thiện với môi trường.
Tiếp tục thu hút các dự án động lực quy mô lớn, công nghệ cao từ các nhà đầu tư nước ngoài có uy tín và tiềm lực để hình thành các cụm sản xuất quy mô lớn và chuyên môn hóa, có tính liên kết cao giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn FDI. Đặc biệt, chú trọng phát triển các mô hình khu công nghiệp mới như khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp hỗ trợ, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... với chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cao nhằm tạo điều kiện thu hút dòng vốn FDI có chất lượng vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
Đứng ở góc độ đại diện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Hongsun, Phó Chủ tịch Korcham tại Việt Nam cho biết, tại các khu công nghiệp truyền thống, thông thường chỉ có nhà máy đơn thuần, không có nhà ở, chính sách đó kéo dài từ đầu đến giờ. Trong khi xu hướng phát triển của khu công nghiệp, nhiều nước khác là hỗn hợp, thậm chí kết hợp khu đô thị, nhà ở, phòng khám, nhà trường để có thể phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên khu công nghiệp này. Do đó, Việt Nam nên phát triển khu công nghiệp mô hình mới, không chỉ xây dựng riêng nhà máy mà đi theo dịch vụ để công nhân sinh sống và làm việc tại chỗ.
“Ban quản lý đầu tư các dự án, chính quyền các địa phương cũng như khu công nghiệp nên điều chỉnh lại vấn đề này để áp dụng theo mô hình mà các nước đang phát triển, nước phát triển đã làm. Nếu chỉ là nhà máy đơn thuần thì khó tồn tại bền vững, đặc biệt thời gian chuẩn bị sau dịch Covid-19", ông Hongsun kỳ vọng.