当前位置:首页 > Cúp C1

【soi kèo herediano】Báo Anh: Lên án và trừng phạt Nga có thể gây hậu quả khôn lường

bao anh len an va trung phat nga co the gay hau qua khon luong

Phương Tây đang chĩa súng vào cổng điện Kremlin?áoAnhLênánvàtrừngphạtNgacóthểgâyhậuquảkhônlườsoi kèo herediano

Báo điện tử "Người bảo vệ" của Anh mới đây đăng bài phân tích cho rằng các động thái “nhạo báng niềm tự hào và thử thách sự liều lĩnh của ông Putin” này có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Năm 1914, Chính phủ Áo tuyên bố vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand là một "âm mưu của chính phủ Serbia" và tuyên chiến với Serbia, làm bùng nổ Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Năm 1983, Nga đã bắn hạ một máy bay chở khách của Hàn Quốc đi lạc vào Siberia, làm toàn bộ 269 người trên máy bay thiệt mạng. Rõ ràng là đó một tai nạn, nhưng lại trở thành một trong những nhân tố dẫn đến cuộc đối đầu nguy hiểm nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm năm sau, một tàu tuần dương của Mỹ đã bắn hạ chiếc máy bay dân sự Airbus A-300 của Iran ngay trên không phận của Iran. Trong khi Iran tố cáo đây là một hành động xâm lược thì Washington một mực từ chối thừa nhận trách nhiệm pháp lý, và phải 8 năm sau mới chấp nhận bồi thường cho các gia đình nạn nhân.

Điều đáng sợ là những sự cố như vậy đã bị bóp méo để phục vụ mục tiêu trả đũa. Việc cho rằng ông Putin muốn gây ra thảm kịch này là khá vô lý, giống như quy tội cho cựu Tổng bí thư Nga Konstantin Chernenko hay cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan về các vụ rơi máy bay Hàn Quốc và Iran.

Ông Putin hẳn cũng đau lòng như bất cứ ai khác khi hay tin về số phận của chiếc máy bay MH17, đồng thời bị đẩy vào thế phòng thủ. Tờ “Người bảo vệ” cho rằng, trong thời điểm ông Putin đang rất tức giận thì phương Tây lại đang cố đẩy ông vào chân tường; NATO và EU đang hướng tới biên giới Nga như thể muốn chĩa súng vào cổng Điện Kremlin. Theo NATO, bất kỳ nước nào - dù là Latvia, Gruzia hay Ukraine - đều phải được tự do gia nhập bất cứ "câu lạc bộ" nào mà họ muốn.

Tuy nhiên, miền Đông Ukraine là một trong những khu vực có khả năng bùng nổ chiến sự, khi mà dọc biên giới Nga từ Baltic đến Caucasus đều có thiểu số hoặc đa số người Nga sẵn sàng xung đột với những người địa phương không phải gốc Nga. Các nhà lãnh đạo châu Âu chẳng được lợi ích gì khi khuấy động các cuộc xung đột như vậy. Mặt khác, châu Âu chắc chắn không muốn phải mua khí đốt của Nga với giá cao hơn.

分享到: