您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【tỷ lệ nhà cái 88】Tại sao giá cước vận tải luôn tăng nhanh, giảm chậm? 正文

【tỷ lệ nhà cái 88】Tại sao giá cước vận tải luôn tăng nhanh, giảm chậm?

时间:2025-01-09 13:01:05 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Hệ lụy của việc chậm giảm giá cước vận tải không chỉ trực tiếp gây thiệt hại cho tỷ lệ nhà cái 88

Hệ lụy của việc chậm giảm giá cước vận tải không chỉ trực tiếp gây thiệt hại cho người tiêu dùng,ạisaogiácướcvậntảiluôntăngnhanhgiảmchậtỷ lệ nhà cái 88 mà còn khiến tác động tích cực từ giảm giá xăng dầu không tới được người dân.

Giá cước vận tải luôn tăng nhanh giảm chậm

Giá cước vận tải luôn tăng nhanh giảm chậm gây thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng

Chây ì giảm giá cước vận tải

Đây là yêu cầu mới nhất của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường liên quan đến vấn đề giá cước vận tải chưa chịu giảm trong khi giá xăng dầu đã giảm khá nhiều.

Trong vòng chưa đầy 2 tháng đầu năm 2016, giá xăng trong nước liên tiếp giảm 4 lần. Số tiền giảm được tổng cộng là 2.278 đồng/lít (tức 16%). Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp vận tải, hãng taxi có cơ hội vàng để giảm giá cước.

Tuy nhiên, cước vận tải giảm hoàn toàn chưa tương xứng, thậm chí không ít doanh nghiệp (DN) cố tình chây ỳ không giảm cước. Trong khi đó, cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa có chế tài để xử lý nghiêm các DN cố tình chây ỳ ngoài mệnh lệnh hành chính.

Trong năm 2015, các DN vận tải đã có 2 lần giảm giá cước, với mức giảm trung bình phổ biến từ 3-5% trên mỗi lần kê khai.

Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay, xăng dầu tiếp tục giảm giá rất mạnh, đã có một số DN tiếp tục kê khai giảm giá cước, nhưng vẫn còn nhiều DN chưa giảm giá hoặc giảm chiếu lệ.

Cả nước hiện có khoảng 4.000 DN tham gia vận tải khách tuyến cố định, nhưng đến nay các địa phương báo lên mới có khoảng 1.000 DN thực hiện kê khai giảm cước. Ngoài ra, khoảng 300.000 xe taxi của 1.000 DN, song nhiều đơn vị vẫn viện các lý do để không giảm giá cước.

Lý do mà các doanh nghiệp đưa ra để chây ì, không giảm giá cước theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường nhìn nhận là do: “Giá xăng, dầu tăng là DN điều chỉnh cước tăng ngay, trong khi xăng dầu giảm sâu nhiều lần liên tiếp lại không giảm với nhiều lý do như chi phí đầu vào, phí BOT…”.

Ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe miền Đông, TPHCM cho biết tính đến đầu giờ chiều 22/2, mới có một đơn vị vận tải thông báo điều chỉnh giá vé. Đợt giảm giá xăng dầu trước đó, hầu hết các đơn vị đều thực hiện nghiêm túc, giảm giá từ 2% - 7% mỗi vé xe; nhưng đợt này có lẽ phải chờ vài ngày nữa để xem các hãng có giảm giá hay không.

Ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc Bến xe miền Tây, TPHCM thông tin việc giảm giá cước vận tải do doanh nghiệp chủ động kê khai với địa phương. Tại bến xe, mới có 3/26 doanh nghiệp ở TPHCM kê khai giảm giá cước với Sở Tài chính từ 3% - 5% theo quy định. Riêng các doanh nghiệp vận tải ở tỉnh (112 doanh nghiệp) tự kê khai giảm giá cụ thể với Sở Tài chính các địa phương, nên bến xe không nắm được thông tin này.

Phải giảm giá cước trong tháng 2

Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM cho rằng, giá xăng giảm mà cước taxi không giảm hoặc giảm ít thì lái xe được lợi chứ DN không có lợi gì. Hiện tại hầu hết các hãng taxi đều khoán trắng cho lái xe và ăn chia theo tỷ lệ nhất định. Tuy vậy, ông Tạ Long Hỷ cũng thông tin, ngày 23/2, các DN taxi TP.HCM sẽ tính toán và giảm cước taxi.

Để các DN vận tải linh hoạt trong việc điều chỉnh cước, ông Tạ Long Hỷ kiến nghị, nên đưa ra biên độ dao động của giá xăng và mức thang giảm cước vận tải tương ứng. Nếu xăng, dầu giảm hay tăng giá đến 10% thì DN sẽ giảm hoặc tăng cước tương ứng. Bởi, mỗi lần các DN điều chỉnh lại giá cước thì thủ tục rất phức tạp, tốn kém chi phí. Đại diện các hiệp hội vận tải đều cho rằng, cần phải giảm thủ tục kê khai giá cước vận tải theo hướng nhanh và thuận tiện nhất, còn cứ nặng nề về con dấu thì rất khó để cải tiến.

Riêng loại hình taxi, cần nghiên cứu để các DN chủ động việc tự mình điều chỉnh đồng hồ taximet để tránh việc chậm trễ, tốn kém. Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hậu kiểm, phát hiện DN làm chưa đúng, không đúng thì xử lý nghiêm, thậm chí có thể rút Giấy phép kinh doanh.

Đồng tình với những ý kiến này, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội thẳng thắn: “Thế kỷ XXI rồi mà các Bộ, ngành vẫn còn ngồi họp bàn để “ép” DN giảm giá cước vận tải là một sự thất bại trong quản lý. Chúng ta phải quản lý bằng chế tài, bằng cơ chế chính sách, chứ không phải dùng mệnh lệnh hành chính”.

Xét ở khía cạnh thủ tục kê khai giảm cước vận tải, chính Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cũng thừa nhận, thủ tục vẫn  còn rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không vì thế mà doanh nghiệp vận tải có thể chây ì việc giảm giá cước, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, liên Bộ Tài chính và Bộ GTVT sẽ tính toán để đưa ra một biên độ nhất định của xăng dầu, tương ứng với mức tăng, giảm của cước vận tải. Việc đổi mới có thể theo hướng, nếu xăng dầu tăng, giảm 10% thì DN vận tải tự động tăng, giảm cước mà không phải báo cáo.

“Tôi đề nghị các DN vận tải phải công khai, minh bạch trong giá cước vận tải. Trong tháng 2 này phải công khai giảm giá cước vận tải trên tất cả các tỉnh, thành cả nước”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu.

Dưới góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc chậm giảm giá cước vận tải thường được biện hộ với đủ mọi lý do, cả về tài chính và kỹ thuật như: chi phí về thời gian và tài chính làm các thủ tục dừng xe, đăng ký giá cước mới và triển khai in lại giá cước, điều chỉnh đồng hồ, kiểm định…

Tuy nhiên, theo ông Phong, điều cần nhấn mạnh, các lý do được nêu ra trên đây đều khớp với những lý do mà các đơn vị vận tải thường nêu khi xin đăng ký lại giá mới để tăng giá mỗi khi giá xăng dầu tăng, dù chỉ vài phần trăm, chứ không phải chờ tới hàng chục phần trăm như khi giá xăng dầu giảm. Điểm khác chỉ là thời gian họ thực hiện tất cả các quy trình tăng giá rất mau chóng, gần như ngay sau khi có quyết định tăng giá xăng dầu, mà không cần bất kỳ cải cách thủ tục hành chính nào của cơ quan quản lý.

Nói cách khác, chính trách nhiệm xã hội, lợi ích cơ hội của ngành vận tải, kẽ hở pháp lý, năng lực và sự chủ động của cơ quan quản lý hữu quan là nguyên nhân hàng đầu kéo dài xu hướng chậm giảm giá cước vận tải suốt thời gian qua. “Hệ lụy của việc chậm giảm giá cước không chỉ trực tiếp gây thiệt hại cho người tiêu dùng, mà còn khiến tác động tích cực từ giảm giá xăng dầu không tới được người dân và không giúp giảm chi phí vận tải trong chi phí sản xuất và áp lực lạm phát trong các hoạt động kinh tế - xã hội, không tạo xung lực tích cực cho tăng trưởng kinh tế, không giúp bù lại tác động mặt trái của giảm giá xăng dầu đến việc thu hẹp sản xuất, thu nhập xuất khẩu của ngành công nghiệp khai thác dầu thô quốc gia”, ông Nguyễn Minh Phong nói.