当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【ty le keo bong da ngoai hang anh】Sáp nhập ngân hàng kiểu

TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia tài chính ngân hàng trao đổi với PV Infonet xung quanh vấn đề này.

TS. Cấn Văn Lực: Không lo sức khỏe NH lớn "hậu" sáp nhập.

Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng một số nhà băng quốc doanh lớn và nhà băng nhỏ sáp nhập theo kiểu chưa từng có tiền lệ,ápnhậpngânhàngkiểty le keo bong da ngoai hang anh biến nhà băng nhỏ thành “con” của mình?

Tôi nghĩ điều này cũng là bình thường trong nền kinh tế thị trường, là một bước thực hiện chủ trương của Chính phủ, đặc biệt đối với các ngân hàng (NH) có yếu tố Nhà nước. Ở thị trường tài chính quốc tế, việc NH nằm trong NH là hết sức bình thường. 

Nếu thương hiệu nhà băng nhỏ kia được định vị tốt trên thị trường, không có “tì vết” gì, mạng lưới, dịch vụ tốt... thì việc giữ lại thương hiệu NH đó sau khi “gả” về với NH lớn là khả thi, có thể giữ để phát triển thêm thương hiệu của NH nhỏ đó.

Lý do khác, cũng có thể để tránh gây xáo trộn quá lớn nên trước mắt NH lớn vẫn sẽ giữ thương hiệu của nhà băng nhỏ trong một thời gian. Rồi sau một vài năm nếu hoạt động song song nhưng thấy hiệu quả không cao, hoặc không hiệu quả thì có thể xóa bỏ tên nhà băng nhỏ. Khi sáp nhập với nhau rồi, quyền sinh quyền sát nằm trong tay NH “mẹ”, nên việc giữ hay bỏ thương hiệu ngân hàng nhỏ là quyền của NH mẹ.

Dù chưa có tiền lệ ở Việt Nam nhưng mô hình sáp nhập này không phải hy hữu trên thế giới. Ở Mỹ đã từng tiến hành sáp nhập theo phương thức này trong một thời gian nhất định.

PGBank đang có ý định sáp nhập vào một trong những nhà băng lớn nhất thị trường.

Sáp nhập theo kiểu chưa có tiền lệ - NH nằm trong NH thì liệu có khiến sở hữu chéo, sân sau vô tình “nở rộ” hơn, thưa ông? Khi mà sau mỗi thương vụ sáp nhập, nỗi ám ảnh này vẫn hiện hữu. 

Không lo ngại nếu việc mua bán này công khai minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ của NHNN.

NHNN chỉ cần quản lý ngân hàng mẹ, còn với NH con chắc chắn phải chịu sự quản lý của NH mẹ rồi. Ngoài ra, vì cũng là mô hình chưa có tiền lệ nên NHNN cũng cần có hướng dẫn về cơ chế báo cáo, đại diện chủ sở hữu ra sao.

Với NH quá yếu, được ví như “không còn gì để mất”, trường hợp này có nên tính tới chuyện cho phá sản hoặc bán “đứt đoạn” cho nhà đầu tư quan tâm để không liên lụy tới sức khỏe cả hệ thống NH, thưa ông?

Phá sản chỉ là nút gỡ cuối cùng của chuyện đã rồi. Cũng không có nhiều ngân hàng đến nỗi quá yếu kém đến lúc phải dẹp, phải phá sản. Năm ngoái như Habubank là NH xấu và SHB “ôm” vào thì sau một thời gian đầu khó khăn, nay đã đi vào ổn định.

Thêm nữa, ở Việt Nam không phải doanh nghiệp muốn phá sản là được vì còn vướng cơ sở pháp lý. Trong lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng lớn tới ổn định kinh tế vĩ mô. Tất nhiên khi rủi ro kinh tế vĩ mô còn bất ổn thì việc ổn định thị trường, giữ vững lòng tin là điều cần phải làm.

Thống đốc NHNN cũng cho biết trong năm  nay sẽ sáp nhập 6-7 nhà băng nữa. Với tốc độ này liệu quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có “về đích” trước thời điểm năm 2015?

Trước hết tôi phải khẳng định, rằng sáp nhập ngân hàng chỉ là một trong những nội dung của tái cấu trúc NH. Ngay cả khi hiện giờ NHNN xác định còn 6-7 NH nữa cần phải sáp nhập, nhưng khoảng thời gian còn lại không phải là nhiều, chỉ còn hơn một năm nữa, trong khi quá trình chuẩn bị cho việc sáp nhập thì bộn bề thủ tục.

Vì thế, tôi cho rằng với tình hình hiện tại ngay cả khi việc sáp nhập các NH đang sôi động thì quá trình tái cơ cấu NH cũng khó có thể về đích trước thời hạn.

Theo Infonet

分享到: