Diễn đàn này có sự tham dự của hơn 250 đại biểu đến từ gần 60 nước và hàng chục các tổ chức quốc tế (UNDP,ễnđàncấpcaovềChiếnlượctăngcườngtàitrợquốctếchohợptákết quả bóng đá của tây ban nha FAO, OECD, UNIDO, UNEP, ILO, UNICEF...). Chủ trì Diễn đàn là Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc và Thủ tướng nước Cộng hòa Đôminica cùng nhiều Bộ trưởng của các nước.
Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm và cách tiếp cận thiết thực, Diễn đàn tập trung vào các vấn đề sau: Hỗ trợ các nước phía Nam phát triển với tầm nhìn dài hạn của sự hợp tác Nam – Nam và thiết lập thể chế như Hội nghị thượng đỉnh đã đề ra; Thiết kế và xây dựng Trung tâm triển lãm phát triển các nước Nam – Nam và Diễn đàn liên minh thế giới các thành phố chống đói nghèo sẽ được triển khai vào quý I năm 2016 tại Macao; Phát triển hiệu quả hơn quan hệ đối tác hợp tác song phương và đa phương.
Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao về Chiến lược tăng cường tài trợ quốc tế cho hợp tác của các nước Nam - Nam và hợp tác tam giác trong Chương trình phát triển hậu 2015
Tại Diễn đàn, các đại biểu đều nhấn mạnh thông tin và công nghệ thông tin có vai trò quan trọng cho sự phát triển, đặc biệt là nhu cầu ươm tạo kinh doanh, nâng cao khả năng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua ICT để tiếp cận với thị trường toàn cầu.
Các đại biểu đều nhất trí Kế hoạch hành động cho sự phát triển kinh tế bền vững và các thành tựu của mục tiêu phát triển thiên niên kỷ phải xây dựng trên nguyên tắc xã hội thông tin.
Trong hai ngày các đại biểu đã thảo luận về nhu cầu cho tầm nhìn dài hạn trong bối cảnh kế hoạch phát triển hậu 2015, trao đổi kinh nghiệm và những bài học từ các Triển lãm và Diễn đàn trước, đặc biệt chú trọng vào cơ chế và sàn hỗ trợ đã được thiết lập từ trước để đổi mới và nâng cao hiệu quả hơn nữa cho các Hội chợ Triển lãm phát triển Nam - Nam toàn cầu và Diễn đàn chống đói nghèo, đồng thời kiểm tra tính hiệu quả của các cuộc vận động hợp tác đa phương Nam - Nam, các phương thức hỗ trợ quản lý và cấp tài chính bao gồm các Hội chợ triển lãm phát triển Nam - Nam toàn cầu, chống đói nghèo, Cổng giao dịch toàn cầu về công nghệ, tính khả thi cho các nước nghèo với cái nhìn phát triển nhiều hơn các đối tác song phương và đa phương bằng cách thiết kế chiến lược liên quan hỗ trợ cho từng vùng và từng nước.
Bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia - Bộ KH&CN đã được Ban tổ chức chọn mời tham dự Diễn đàn cấp cao lần này với bài thuyết trình về những kết quả chuyển giao công nghệ và hợp tác với các nước Châu phi trong 8 năm qua, từ khi Sàn giao dịch điện tử về công nghệ (Techmart online) của Cục Thông tin trở thành thành viên của Cổng thông tin công nghệ toàn cầu do Liên Hợp quốc tài trợ.
Bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia (ngồi ngoài cùng bên phải) phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Nam - Nam
Đại diện các nước Nam – Nam rất quan tâm đến những bài học và kết quả đạt được của Sàn giao dịch công nghệ của NASATI. Họ mong muốn được chuyển giao công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp như Việt Nam đã triển khai cho nước Cộng hòa Benin và Nigeria.
Diễn đàn kết thúc với Bản tuyên bố chung về mục tiêu và kế hoạch hành động đến năm 2030, cụ thể như sau: Chấm dứt đói nghèo ở khắp mọi nơi; Chấm dứt đói, đạt được an ninh thực phẩm và nâng cao dinh dưỡng và thức đẩy nông nghiệp bền vững; Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và phát huy tốt cho tất cả mọi lứa tuổi; Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện và công bằng, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi người; Hoàn thành bình đẳng giới và trao quyền cho mọi phụ nữ, trẻ em gái; Đảm bảo quản lý bền vững nguồn nước và vệ sinh cho mọi người; Đảm bảo năng lượng mới, bền vững, giá cả phải chăng; Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, sản xuất và tạo việc làm bền vững cho tất cả mọi người; Xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố, thúc đẩy công nghiệp hóa bền vững và nuôi dưỡng sự sáng tạo; Giảm bất bình đẳng giữa các nước; Làm cho các thành phố và khu định cư của con người toàn diện, an toàn, bền vững; Đảm bảo tiêu dùng bền vững và đối tác sản xuất; Hành động khẩn cấp để chống biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó; Sử dụng tiết kiệm và bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững; Bảo vệ, phục hồi và thúc đẩy sử dụng bền vững hệ sinh thái đất, quản lý rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống suy thoái và mất đa dạng sinh học; Thúc đẩyhòa bình và xã hội phát triển bền vững; Tăng cường các phương tiện thực hiện và đem lại sức sống cho các đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.
Kết quả Diễn đàn cấp cao lần này chính là tập hợp những đóng góp ý nghĩa của các nước và tổ chức quốc tế hướng tới triển khai những vấn đề nổi bật của mục tiêu phát triển bền vững các nước Nam - Nam trong 15 năm tới.