Những tin tức mới nhất trên báo chí cho hay,ìnhhìnhBiểnĐôngngàyTrungQuốcxâynhàmáyđiệnhạtnhânnổiởBiểnĐôkeonhacai ty le Trung Quốc sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi ở tỉnh Hà Bắc nhằm cung cấp điện cho các cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông. Được biết, viện nghiên cứu 719 thuộc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển đầu tiên cho các nhà máy điện hạt nhân nổi tại tỉnh Hà Bắc, miền trung Trung Quốc. Tình hình Biển Đông ngày 30/9: Mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc. Ảnh minh họaTrước đó, báo chí cũng từng đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một hợp đồng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Thượng Hải hồi tháng 5 để hai nước hợp tác trong việc xây dựng một nhà máy như vậy. Theo trang web của Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, nhà máy nổi sẽ được xây dựng để cung cấp điện cho các cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông. Một số tàu cũng có thể được được trang bị một lò phản ứng hạt nhân nhỏ để khai các nguồn tài nguyên dưới đáy biển. Khi các thảm họa thiên nhiên hoặc các vụ tai nạn xảy ra, sự hỗ trợ khẩn cấp có thể được triển khai từ nhà máy nổi. Nếu Trung Quốc tích lũy kinh nghiệm trong việc vận hành các nhà máy như vậy, các kinh nghiệm có thể sẽ được sử dụng để xây dựng các lò phản ứng hạt nhân cho các tàu sân bay hạt nhân trong tương lai. Tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng và phức tạp trước những động thái mới của Trung Quốc. Ảnh minh họaCác nguồn tin từ Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cho hay tỉnh Hà Bắc có thể được hưởng lợi từ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi. Hà Bắc hiện có 385 công ty đóng tàu và 21 viện nghiên cứu. Trước tình hình này, nhiều chuyên gia nhận định âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đang đến thời điểm “cao trào”. Thông tin này càng được khẳng định khi trước đó vài ngày, báo chí dồn dập đưa tin Trung Quốc đang có kế hoạch biến một tàu chở dầu 200.000 tấn thành một tàu cá cỡ lớn để triển khai tới bãi Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cụ thể, tàu chở cá sống này có thể trở thành cơ sở sản xuất di động cho Trung Quốc ở biển Đông. Nó có thể vừa được sử dụng như một trại cá, vừa cung cấp các dịch vụ cho tàu quân sự hoặc dân sự Trung Quốc hoạt động trong khu vực. Tình hình Biển Đông ngày 30/9: Trung Quốc sẽ đưa trái phép tàu chế biến cá ra bãi Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa. Ảnh minh họaBình luận về điều này, Lei Jilin, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Ngư nghiệp Hoàng Hải, thuộc Học viện Khoa học Ngư nghiệp Trung Quốc, cho rằng, Trung Quốc đang tập trung hơn đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển Đông, tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết khai thác một cách hợp lí. Ông Lei còn nhận định, nếu kế hoạch tại bãi Vành Khăn thành công, Trung Quốc sẽ triển khai một đội tàu chở cá sống tương tự đến biển Đông và Hoa Đông trong tương lai, dưới sự bảo vệ của hải quân Trung Quốc. Minh Thùy (tổng hợp từ Dân Trí, Thanh Niên, An Ninh Thủ Đô)
|