游客发表
Trong không khí hối hả ngày giáp tết,ốphườnglưudấclb bodo glimt lòng tôi bỗng bồi hồi và dâng lên niềm tự hào, khi dạo bước trên những tuyến đường được đặt theo tên các anh hùng là người con của quê hương Hậu Giang.
Ông Lê Hoàng Nghĩa tự hào khi được sống trên tuyến đường mang tên anh hùng là người con của quê hương Hậu Giang.
Tên các anh, các chú, các mẹ trở thành một phần của quê hương
Vài trái chuối sống, ít đậu phộng rang muối thêm chén cơm mẻ với anh Hai vậy là đã có bữa cơm ngon, đây chính là hình ảnh mà ông Chiêm Thanh Hùng, người em thứ tư của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Chiêm Thành Tấn in đậm trong ký ức khi nhắc về anh mình. “Anh Hai có lối sống giản dị, chân tình lắm. Thường xuyên đi công tác, lâu lâu mới về nhà nên mỗi lần được ăn cơm, quây quần cùng gia đình, với anh Hai vậy là hạnh phúc. Mong ước lớn nhất của anh là đất nước sạch bóng quân thù, dân mình được tự do, no ấm”, ông Hùng tiếp lời.
Năm 16 tuổi, Chiêm Thành Tấn, người con của vùng quê nghèo ở xã Vĩnh Viễn (nay là ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ) lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi non sông. Từ năm 1964 đến ngày miền Nam giải phóng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Chiêm Thành Tấn đã tham gia chiến đấu trên 100 trận, bắt và diệt 56 tên, thu 57 súng các loại, 7 máy thông tin. Mỗi trận đấu, ông luôn tỏ rõ ý chí kiên cường và dũng cảm, linh hoạt trong từng trường hợp, sẵn sàng vượt qua khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhắc về Hai Tấn, nhiều người nhớ ngay đến người chỉ huy đánh sập cầu Cái Răng, hạn chế việc vận chuyển vũ khí và lực lượng đánh phá của địch. Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, những ký ức về một thời khói lửa chiến tranh lại ùa về, ông Hùng không nén được xúc động, tự hào. Ông bồi hồi: “Đất nước nay im tiếng súng, tiếc là anh Hai đã ngã xuống trên đất bạn Campuchia trong một lần làm nhiệm vụ. Tôi và các em, con cháu trong gia đình luôn xem anh là tấm gương để noi theo, ra sức rèn luyện, học tập, cống hiến, làm giàu đẹp quê hương”.
Cũng sinh ra và lớn lên trên quê hương có truyền thống cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Văn Nhờ (Mười Nhờ), sớm ý thức được con đường đấu tranh, đánh đuổi quân thù. Năm 1960, ông gia nhập lực lượng du kích xã Long Bình, huyện Long Mỹ (cũ) tham gia nhiều trận đấu bằng tinh thần mưu trí, dũng cảm. Ở cương vị nào, làm bất cứ việc gì, ông luôn tỏ rõ tài năng của một cán bộ chỉ huy gan dạ, vượt mọi khó khăn, kiên trì giữ đất, bám dân, xây dựng căn cứ, bảo vệ an toàn cho cán bộ lãnh đạo. Tháng 3-1975, ngày toàn thắng đến gần nhưng người chỉ huy của Đại đội Bảo vệ căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ Phạm Văn Nhờ đã anh dũng hy sinh. Ông mất đi nhưng tấm gương ấy đã hun đúc thêm tinh thần chiến đấu cho đồng đội xông lên tiêu diệt địch, giải phóng quê hương.
Đó là những điều mà ông Lê Hoàng Nghĩa, người dân sống trên tuyến đường Phạm Văn Nhờ, ở khu vực Bình Thạnh B, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, kể cho tôi nghe về Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Văn Nhờ. Ông Nghĩa chia sẻ thêm: “Mấy mươi năm sống trên tuyến đường này, tôi thấy rất tự hào và tìm hiểu những thông tin liên quan về Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Văn Nhờ. Từng tham gia cách mạng, trải qua năm tháng khó khăn nên tôi thấu hiểu và trân quý những đóng góp của các anh, các chú cho cuộc sống ấm no hôm nay. Tôi và bà con trên tuyến luôn chung tay dựng xây cảnh quan môi trường, treo cờ dịp lễ, tết, giáo dục con cháu về truyền thống yêu nước”.
Đây chỉ là hai trong nhiều câu chuyện về “Những con đường mang tên Anh hùng” ở Hậu Giang… Ở đó còn những giá trị vẹn nguyên vẫn lưu giữ với thời gian.
Đi dọc các địa bàn trong tỉnh, bên cạnh những tên đường là anh hùng dân tộc, danh nhân nổi tiếng Việt Nam, còn có những nhân vật làm nên một phần lịch sử của vùng đất Hậu Giang. Đến thành phố Vị Thanh có đường Nguyễn Văn Quang, Chiêm Thành Tấn, Nguyễn Ngọc Trai, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Thị Sáu, Lê Tấn Quốc; thành phố Ngã Bảy có đường Nguyễn Văn Nết, Đoàn Văn Chia; huyện Vị Thủy có đường Ngô Quốc Trị, Tạ Quang Tỷ; thị xã Long Mỹ có đường Phạm Văn Nhờ, Nguyễn Quốc Thanh; huyện Phụng Hiệp có đường Triệu Vĩnh Tường, Nguyễn Minh Quang; huyện Châu Thành A có đường Nguyễn Văn Quang, Đỗ Trạng Văn…
Tri ân, tưởng nhớ và lưu dấu trang sử hào hùng
Năm 2011, Hội đồng tư vấn đặt, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh Hậu Giang đã cho ra đời quyển ngân hàng tên đường và công trình công cộng. Với 1.090 tên đường, gồm tên địa danh; danh từ có ý nghĩa tiêu biểu; tên di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng tiêu biểu; tên danh nhân; tên Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Hậu Giang.
Nhờ vậy, Hậu Giang đã có thêm nhiều tuyến đường mang tên những anh hùng, liệt sĩ, những người với lòng yêu nước nồng nàn.
Tên đường không chỉ để phân biệt con đường này với con đường khác, không chỉ mang nét đặc trưng văn hóa, văn minh đô thị mà còn góp phần quan trọng giáo dục, giới thiệu lịch sử, truyền thống cho Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Đó là một hình thức để tri ân, tưởng nhớ, viết nên trang sử sinh động minh chứng không ai, không điều gì bị lãng quên với thời gian.
Nhưng không phải người nào cũng biết và hiểu hết ý nghĩa của những tên đường, do đó, ông Lê Hoàng Nghĩa đề xuất: “Theo tôi, trên bảng tên đường có thể ghi thêm vài dòng về tiểu sử, công lao của các anh. Như vậy, qua đó mọi người sẽ biết thêm lịch sử địa phương, tự hào và trân trọng hơn truyền thống dân tộc”.
Tấm bảng nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, thông tin tuy ngắn gọn lại giúp người dân được bổ sung kiến thức lịch sử. Tên đường sẽ trở thành những cuốn sách lịch sử biết nói để kể cho chúng tôi nghe về thế hệ cha anh, nhắc nhở trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước. Những con đường nhờ vậy càng nâng thêm giá trị tinh thần.
Hơn 48 năm sau ngày giải phóng, đi trên những con đường có tên anh hùng quê hương Hậu Giang, chúng tôi lại càng hiểu sâu sắc hơn về chiến công oanh liệt, càng biết ơn những người đã ngã xuống để giữ từng tấc đất quê hương. Họ đã hy sinh mùa xuân của cuộc đời mình để đổi lấy mùa xuân cho đất nước. Tên các anh hùng đã khắc vào đá núi và khắc vào con tim của bao lớp người, bao thế hệ…
Những nhân vật lịch sử được chọn đặt tên đường: Nguyễn Văn Quang (1942-1966), quê xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp; Nguyễn Hữu Trí (1933-1968), quê ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ; Phạm Văn Nhờ (1939-1975), quê quán xã Long Bình, huyện Long Mỹ; Nguyễn Văn Quy (1926-1967), quê xã Đông Phước, huyện Châu Thành; Nguyễn Thị Sáu (1944-1960), quê xã Long Trị, huyện Long Mỹ; Nguyễn Văn Nết (1942-1968), quê xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp; Lê Tấn Quốc (1919-1968), quê xã Tân Long, huyện Châu Thành (cũ); Tạ Quang Tỷ (1925-1991), quê xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ (cũ); Chiêm Thành Tấn (1948-1985), quê xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ... |
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接