Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo cho thấy,ôngđểdựánđiệntiếptụcchậmtiếnđộbxh h2 anh theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW.
Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành 12 dự án với tổng công suất 6.100MW; đang triển khai 10 dự án trọng điểm khác.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện 3 dự án nhưng đều gặp khó khăn, vướng mắc, nhiều khả năng không thể hoàn thành đúng tiến độ.
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) thực hiện 4 dự án với tổng công suất 2.950 MW. Có 2 dự án đang triển khai nhưng sẽ không hoàn thành tiến độ và 2 dự án chưa thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp |
Cũng theo thống kê của Văn phòng Ban Chỉ đạo, đến thời điểm hiện nay, có 19 dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) với tổng công suất khoảng gần 27.000 MW, trong đó, 4 dự án đã vào vận hành thương mại; 4 dự án đang xây dựng; 3 dự án đang triển khai ở giai đoạn đầu, chưa đàm phán; 3 dự án đang giải quyết vấn đề về pháp lý.
Có 7 dự án theo hình thức IPP với tổng công suất gần 2.000 MW. Theo đánh giá, các dự án này đều chậm tiến độ, trong đó một số dự án khó xác định được thời gian hoàn thành; một số dự án chậm do thiếu nguồn vốn vay; một số dự án nguy cơ không có đường dây đấu nối.
Đối với các công trình lưới điện, đặc biệt là các công trình lưới giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo đã được EVN triển khai quyết liệt và đã đảm bảo giải tỏa trên 86% công suất điện năng tái tạo. Ngoài ra, EVN đang tập trung thực hiện các công trình nâng cao năng lực hệ thống truyền tải 500 kV, công trình lưới điện đồng bộ các trung tâm nhiệt điện, nhà máy điện, công trình lưới điện phục vụ nhập khẩu điện từ Lào…
Tuy nhiên, vướng mắc nhất hiện nay đối với công trình lưới điện là công tác đền bù giải phóng mặt bằng do đơn giá bồi thường còn nhiều bất cập, không có quy định đối với đất diện tích mượn tạm thi công; vướng mắc liên quan đến chuyển đổi sử dụng đất rừng…
Với chức năng, nhiệm vụ là Bộ quản lý ngành và thường trực Ban chỉ đạo, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy các dự án nguồn điện trọng điểm; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo; khuyến nghị giải pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện chậm tiến độ.
Tại cuộc họp, văn phòng và các thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện một số tập đoàn cũng nêu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án nguồn và lưới điện như sớm phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam thay thế Quyết định 11/2017/QĐ-TTg; giải quyết khó khăn về chuyển đổi sử dụng đất rừng; quy định trách nhiệm của địa phương trong thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng; xem xét cho phép sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án điện cấp bách..
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định, với cân đối cung - cầu điện gần đây, Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngoài các giải pháp của Bộ Công Thương, cần sự vào cuộc có trách nhiệm, quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương để không chậm thêm các dự án đang triển khai. Cần rà soát, đề xuất giải pháp cụ thể cho từng dự án đang gặp vướng mắc, báo cáo Chính phủ để chỉ đạo; tập trung hoàn thiện nhanh cơ chế, chính sách, tạo động lực khuyến khích đầu tư tư nhân; sớm triển khai các chỉ đạo của trung ương về chiến lược phát triển năng lượng, đảm bảo đủ điện cho phát triển bền vững.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo căn cứ nhiệm vụ, sớm giải quyết kiến nghị của các tập đoàn năng lượng; giao Văn phòng Ban Chỉ đạo tổng hợp ý kiến tại cuộc họp để báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo. |