【xếp hạng bóng đá bundesliga】“Ánh sáng" sau chừng núi
作者:La liga 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:21:46 评论数:
Vui trong ngày lễ hội A za
1.A Lưới một chiều mưa,Ánhsángsauchừngnúxếp hạng bóng đá bundesliga cái bắt tay với bác sĩ Hồ Văn Thời, Trưởng trạm Y tế xã A Roàng (huyện A Lưới) sau gần một năm gặp lại thật ấm. Cuối tuần nhưng anh vẫn bề bộn với công việc. Đợi anh Thời trên chiếc ghế ở hành lang gần phòng bệnh của trạm xá, thoảng chốc tiếng anh vọng ra thăm hỏi: “Anh lên lâu chưa? Bữa nay khỏe không? Công việc tốt chứ?...” mà không quan tâm tôi trả lời thế nào.
Xong việc lúc trời vừa nhá nhem tối, anh cởi áo blue, nói: “Bệnh nhân đến khám liên quan đến chuyện sinh nở…”. Rồi bác sĩ Thời trần tình: “Dân vùng cao chừ quan tâm đến sức khỏe lắm, có chuyện chi cũng đến trạm xá, nhất là liên quan đến sinh nở. Bởi rứa cuối tuần nhưng tui phải túc trực suốt ngày ở trạm, kể cả ban đêm”. Lời của bác sĩ Thời khiến tôi sực nhớ bận ngồi cùng già làng Hồ Văn Hạnh ở xã Hồng Trung (huyện A Lưới) cách đây mấy mùa mưa, nghe già kể về chuyện “đẻ” nhiều năm trước của đồng bào vùng cao: Trẻ con được sinh ở bìa rừng; phụ nữ mang thai chẳng cần kiểm tra thai nhi, đến ngày cứ tự nhiên mà sinh, dù ở bất cứ đâu…
Rồi anh Thời dẫn tôi đến hầu rượu ông A Viết Mỹ (thôn A Roàng 1, xã A Roàng). Độ vài tuần rượu đoác, ông Mỹ như muốn cởi hết tấm lòng, lặng nhìn gùi nếp than vợ vừa giã rồi kể về những câu chuyện của đại ngàn. Ông bắt đầu chuyện thế hệ trẻ vùng cao nhiều người đã về đi phía ấy (tức về học tập ở đồng bằng – PV), nơi mà ông cùng tổ tiên chưa từng sống. Chúng được học hành, được khai sáng, và mở mang đầu óc…
Học sinh Trường tiểu học Nhâm
“Chúng xuống núi, tìm hướng đi khác là phải rồi vì những thứ đó tổ tiên không mang lại được. Và khi trở về chúng vẫn biết đi rừng, uống rượu đoác như tổ tiên. Dẫu còn ít người trẻ biết nấu rượu đoác, trồng nếp than nhưng khi được học hành ít ra cũng mang được ánh sáng văn minh lên núi”, ông Mỹ nói. Lời của A Viết Mỹ khiến vị của ngụm rượu đoác trong miệng có phần hỗn tạp. Ông Mỹ có thể vui nhưng vẫn mang chút giận hờn. Trộm nhìn mắt của A Viết Triền (con trai ông Mỹ), tôi đồng cảm với anh. Sau khi ra trường anh trở lại phía núi. “Học xong chưa có việc làm mình phải làm thuê để kiếm sống. Chừ tìm việc làm rất khó nên sắp tới chắc về thành phố cố gắng tìm kiếm cơ hội”,Triền bày tỏ.
Rời núi, xa bếp lửa trên sàn nhà Gươl truyền thống, thế hệ trẻ vùng cao mang theo bao hy vọng. Họ cũng để lại đằng sau lắm nỗi lo toan. Góp vào câu chuyện của cha con ông A Viết Mỹ, bác sĩ Hồ Văn Thời như làm thay đổi tư duy của bao con người nơi lưng chừng núi. Trong bộn bề khó khăn, những đứa con của anh Thời đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng. “Để nuôi mấy đứa con ăn học tui phải vay mượn khắp nơi, chừ vẫn còn nợ ngân hàng mấy trăm triệu đồng. Thế hệ của cha mẹ chúng vì khó khăn không có cái chữ đành chấp nhận nhưng để bọn trẻ thất học là không được. So với đồng bằng, điều kiện học hành của con em vùng cao còn thiếu thốn nhưng khi cha mẹ thay đổi tư duy về sự quan trọng của cái chữ thì mọi khó khăn cũng sẽ vượt qua. Đi làm thuê mà có cái chữ cũng hơn bị thất học..”, anh Thời chia sẻ.
2.Thời điểm này, A Lưới sắp vào ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số. Cô bạn đồng nghiệp cứ hối thúc, rằng tôi phải đến A Lưới bằng được để xem trình diễn dệt thổ cẩm, trình diễn tắm suối, tái hiện tục đi sim, liên hoan ẩm thực… của người đồng bào.
Cách đây chưa đầy nửa năm, lễ hội A za (lễ hội cầu mùa) được tổ chức khắp các bản làng, đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc huyện A Lưới. Thời trước, lễ hội này gắn với tục đâm trâu nên gọi là lễ hội cầu mùa, được tổ chức thời điểm kết thúc của một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới, thể hiện sự tri ân cây lúa. Cơm trắng, xôi, bánh aquat, gà, heo, vịt, dê là những lễ vật đặc trưng. Chính quyền địa phương đã nỗ lực bảo tồn, duy trì lễ hội này. Cứ đến tháng 11,12 hàng năm tiếng khèn, tiếng trống vọng loang cả vách núi…
Tiếng cdol (một loại nhạc cụ của người Cơ Tu) được già làng thể hiện trước thế hệ trẻ
Tôi ngồi với già làng Hồ Văn Sáp (thôn A So 2, xã Hương Lâm, huyện A Lưới) trong một cuộc vui dịp lễ hội A za truyền thống của người Cơ Tu. Già mời tôi rượu đoác. Vừa húp ngụm rượu, tôi giật mình bởi cái vỗ vai kèm theo lời mời: “Uống ly bia thành phố”. Già Sáp bảo, bây giờ đời sống đã hiện đại, bia trở nên không thể thiếu trong các cuộc vui hay dịp lễ hội. Bên cạnh ly bia là rượu đoác, rượu cần, thức uống truyền thống của rượu cần. Nói không phải để trách cứ nhưng quả thực văn hóa uống rượu truyền thống của đồng bào miền ngược đã dần ít đi, chỉ bắt gặp trong cuộc vui của những già làng. Và ở đâu đó, có thanh niên làm ăn, học tập trở về làng với quần áo tân thời, tóc nhuộm vàng đỏ, la cà ở những quán bia trung tâm thị trấn. Nhưng trong cuộc vui chung của làng mùa lễ hội, họ cũng đắm chìm theo hương vị của núi.
Núi bây giờ đã khác ngày xưa, những hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Mùa lễ hội cũng là dịp những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như âm nhạc, múa, hội họa… với tính nguyên hợp mang đậm truyền thống, bản sắc các dân tộc được bà con vùng cao thể hiện. Vẫn còn những lễ vật như chiêng, ché,… “Con đường” thổ cẩm của đồng bào người Tà Ôi ở các bản làng ở xã A Roàng, A Đớt, Nhâm cứ vẫn còn nguyên. Họ vẫn hàng ngay mang nhưng tấm tút theo con đường mòn, rong ruổi đến những bản làng ở Nam Đông, Quảng Nam, thậm chí xuống phố để bán. “Âm nhạc truyền thống của đồng bào chừ chỉ có người già mới rõ, không có chữ viết nên không lưu giữ bằng sách vở mà chỉ được truyền miệng cho thế hệ trẻ. Chính quyền địa phương, các bản làng cũng tổ chức truyền dạy âm nhạc truyền thống, cách sử dụng nhạc cụ đến thế hệ trẻ. Các lễ hội truyền thống của người đồng bào chừ cũng không còn những hủ tục lạc hậu, nhiều người trẻ cũng biết dệt zèng, đan lát...”, già làng Hồ Viên Pưng (thôn A Hưa, xã Nhâm, huyện A Lưới) bày tỏ.
…Được học hành là niềm mơ ước của những người con vùng cao, đó như là cách duy nhất để họ bước qua sườn núi, tiếp nhận ánh sáng văn minh đô thị. Nhiều lần đi về phía núi, qua các con đường dẫn vào bản làng heo hút, ánh mắt trong veo, mái tóc đen láy hay nét thẹn, ngại ngùng của trẻ con miền ngược khi gặp người lạ khiến tôi vương vấn. Cuối tháng 4 này, sắc màu miền ngược lại được trình diễn khắp các bản làng, nó sẽ giữ lại những gì thuộc về phía đại ngàn…
Bài, ảnh: QUỲNH VIÊN