发布时间:2025-01-11 03:00:37 来源:Empire777 作者:World Cup
Xanh hóa ngành dệt may từ những doanh nghiệp tiên phong Dệt may,ậptrungpháttriểnbềnvữngxanhhóangànhdệbảng tỷ số da giày trong vòng xoáy xanh hóa Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững |
Hiện tại, ngành dệt may đã ứng dụng phát triển bền vững như thế nào, thưa ông?
Cuối năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”. Chiến lược hướng tới phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu, ngành tập trung vào ba hướng chính. Thứ nhất là đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với những thay đổi công nghệ và yêu cầu phát triển.
Thứ hai là phát triển các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, bao gồm sản phẩm tái chế và sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.
Thứ ba là đẩy mạnh việc phát triển thời trang bền vững, chú trọng vào an toàn cho người tiêu dùng trên toàn cầu.
Ngành công nghiệp dệt may đang trong bối cảnh hội nhập của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), xin ông cho biết, với vai trò của mình, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã thực hiện những công tác gì nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tiếp cận và thực hiện các FTA?
Hiệp hội luôn giữ vai trò quan trọng trong kết nối và liên kết chuỗi cung ứng. Thứ nhất, chúng tôi thúc đẩy khả năng thích ứng với các yêu cầu của các doanh nghiệp phát triển trong quá trình kết nối. Điều này không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp đã có tên tuổi mà còn bao gồm các doanh nghiệp mới thành lập, giúp doanh nghiệp có thể học hỏi và gia nhập chuỗi giá trị, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để thành công.
Trong triển khai Chiến lược phát triển cho ngành dệt may Việt Nam, Hiệp hội cũng đặt mục tiêu trong việc đa dạng hóa thị trường và đối tượng khách hàng. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới thu hẹp sản xuất, Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành dệt may đã tăng trưởng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Định hướng tiếp theo mà Hiệp hội đang theo đuổi là thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại như tự động hóa, robot hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất. Đặc biệt, chúng tôi tập trung phát triển bền vững, xanh hóa ngành dệt may, từ việc tiết kiệm năng lượng đến sử dụng năng lượng tái tạo. Những bước đi này không chỉ giúp ngành dệt may Việt Nam thích ứng với các chính sách quốc tế mà còn khẳng định vị thế cạnh tranh của chúng ta trên thị trường toàn cầu.
Trong bối cảnh chính trị biến động tại Bangladesh, ông đánh giá thế nào về cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam?
Tôi có thể khẳng định rằng, tình hình biến động chính trị của Bangladesh và việc giảm thiểu đơn hàng từ nước này không ảnh hưởng nhiều đến thị trường dệt may Việt Nam. Thực tế, thị phần và dòng sản phẩm của hai nước hoàn toàn khác nhau. Bangladesh tập trung vào các dòng sản phẩm trung và thấp cấp, trong khi Việt Nam sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng trung và cao cấp hơn. Hơn nữa, chi phí lao động tại Việt Nam cũng cao hơn đáng kể, với mức lương trung bình khoảng 400 USD/người/tháng, so với Bangladesh là khoảng 145 USD/người/tháng.
Mặc dù Bangladesh có những lợi thế riêng nhờ các cơ chế ưu đãi thuế quan từ Mỹ, EU và một số quốc gia khác, Việt Nam lại tham gia nhiều FTA, giúp chúng ta minh bạch và thâm nhập thị trường toàn cầu một cách rõ ràng hơn. Điều này cũng đặt ra cho chúng ta một áp lực cạnh tranh lớn hơn nhưng cũng là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững và lâu dài.
Ông đánh giá thế nào về triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2024?
Như tôi đã chia sẻ, trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành dệt may đã đạt kim ngạch xuất khẩu 32,4 tỷ USD, tăng 6-7% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà tăng trưởng hiện tại, chúng tôi dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam có thể đạt từ 43 đến 44 tỷ USD vào cuối năm 2024. Đây là con số rất tích cực, khẳng định nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ và các cơ quan liên quan.
Xin cảm ơn ông!
相关文章
随便看看