【tỷ số pháp hôm nay】Kiếm 100 triệu đồng/tháng, vợ chồng ở Hà Nội vẫn phải 'bóp bụng' chi tiêu
Gia đình chị Đặng Thị Hậu sống ở một khu chung cư thuộc khu đô thị An Khánh (Hoài Đức,ếmtriệuđồngthángvợchồngởHàNộivẫnphảibópbụngchitiêtỷ số pháp hôm nay Hà Nội) có tất thảy 6 người (2 vợ chồng và 4 con nhỏ).
Xoay quanh câu chuyện chi phí sinh hoạt ở Hà Nội đang làm nóng nhiều diễn đàn, chị Đặng Thị Hậu chia sẻ, giá cả ngày càng leo thang, nếu không khéo chi tiêu thì rất dễ ở trong tình trạng làm được đồng nào là "xào" hết ngay đồng đó, chẳng để được khoản chi nào cho tương lai.
Chị Hậu tự nhận thấy hai vợ chồng có mức thu nhập khá tốt ở Thủ đô nhưng vẫn phải tính toán, căn ke hết mức trong sinh hoạt hàng ngày.
Chồng chị Hậu là giám đốc một công ty chuyên về cơ khí, tự động hóa, điện năng lượng mặt trời. Bản thân chị Hậu mở một shop nhỏ, chuyên sản xuất các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe từ thảo dược nên thu nhập khoảng 35-40 triệu đồng/tháng.
Mức thu nhập của chồng chị Hậu tùy vào tình hình kinh doanh của công ty. Anh thường dùng tiền lãi đầu tư hoặc quay vòng vốn nên khoản tiền đem về nhà mỗi tháng không cố định. Tuy vậy, nếu tính trung bình thì cả hai kiếm được không dưới 100 triệu đồng mỗi tháng.
Những tưởng với số tiền đó, chị Hậu sẽ thoải mái chi tiêu không phải nghĩ ngợi gì. Nhưng người phụ nữ này cho hay bản thân phải tính toán chi tiêu tiết kiệm nhất có thể, lựa chọn lối sống tối giản.
Mặc dù đông con, chồng bận rộn với công việc kinh doanh nhưng chị Hậu không thuê giúp việc mà một mình tự xoay xở mọi việc trong nhà. Hai con đầu của chị Hậu đã lớn nên cũng giúp mẹ được không ít việc nhà.
Chị Hậu có thói quen ghi chép khá chi tiết các khoản chi tiêu trong gia đình và nhận thấy, chưa tháng nào gia đình 6 người tiêu dưới 60 triệu đồng.
Chia sẻ cụ thể hơn về các loại phí sinh hoạt của gia đình mình, chị Hậu cho hay, cả 4 đứa con chị đều cho học trường công để tiết kiệm học phí.
"Tuy nhiên, chi phí lo cho việc học, mua sách vở tháng nào cũng lên tới 24 -25 triệu đồng. Học phí trường công không đáng là bao nhưng tôi cho con học tiếng Anh, học vẽ, học làm bánh, các kỹ năng mềm... Bạn lớn năm nay gần cuối cấp nên cũng học thêm rất nhiều. Nói chung nặng là ở tiền học thêm này", chị Hậu nói.
Ngoài tiền học của các con, chi phí ăn uống được xem là khoản tiền lớn thứ hai của gia đình 6 người. Chị Hậu kể: "Mỗi tháng, tôi thường phải rút ví khoảng 18 triệu đồng để mua thức ăn, quà bánh, sữa, hoa quả.
Đó là còn chưa tính tiền mua gạo, mua rau bởi suốt nhiều năm nay tôi đều lấy gạo ở quê lên. Mỗi năm tôi đều gửi tiền để ông bà thuê người cấy ruộng ở quê. Tôi có thuê một mảnh đất để trồng nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm làm đẹp hữu cơ nên tiện trồng một số loại rau luôn.
Ngoài ra, mỗi tháng, họ hàng ở quê lại gửi cho gia đình tôi 1-2 thùng xốp đầy hải sản, cá tôm nên tôi cũng đỡ được chút ít tiền mua thức ăn".
Ngoài hai khoản lớn trên, mỗi tháng, chị Hậu phải chi khoảng 3,5 triệu đồng tiền điện, internet, cước điện thoại; 8 triệu đồng tiền xăng xe, bảo dưỡng, gửi xe (xe ô tô, xe máy, xe đạp); 3 triệu đồng tiền hiếu hỉ, sinh nhật, thăm nom người ốm, 2 triệu đồng chi phí mua đồ phát sinh…
Dầu gội, sữa tắm, xà phòng rửa tay, nước rửa bát, nước súc miệng… chị Hậu tự "sản xuất" được nên thường không mất tiền mua. Tính tổng tiền phí sinh hoạt 1 tháng cho gia đình 6 người của chị Hậu là khoảng 60 triệu đồng.
Chị Hậu khẳng định, đây là mức chi tiêu mà bản thân đã cố gắng cân đối, chắt bóp nhất có thể cho 2 vợ chồng và 4 đứa con.
Cũng theo chị Hậu, con số khoảng 60 triệu đồng một tháng chỉ là chi phí sinh hoạt và tiền học cho các con. Mỗi tháng chị còn dành 8 triệu đồng để mua bảo hiểm cho gia đình, 3 triệu đồng mua bảo hiểm cho bố mẹ hai bên. Chị Hậu coi đây là các khoản bảo vệ sức khỏe và đầu tư cho tương lai.
Thi thoảng, vợ chồng chị Hậu lại về quê lo xây sửa nhà cửa, từ đường dòng họ, từ thiện giúp người có hoàn cảnh khó khăn (mỗi tháng 500 nghìn đồng)… Tất cả những khoản này chị Hậu không tính vào chi tiêu hàng tháng. "Nếu tính thì số tiền tiêu mỗi tháng còn cao hơn rất nhiều", bà mẹ 4 con khẳng định.
Nói về "bí quyết" tiết kiệm trong chi tiêu, bà nội trợ này cho hay: "Nhà tôi hầu như không đi ăn nhà hàng phần vì đắt đỏ, phần vì sợ mất vệ sinh. Buổi sáng tôi nấu cơm, mỳ, bánh đa hoặc cháo cho cả nhà ăn.
Tôi lựa chọn lối sống tối giản và hạn chế mua sắm. Chẳng hạn nhiều nhà dùng máy hút bụi, máy rửa bát… nhưng nhà đông con nên tôi cho các cháu làm hết.
Hiện tại tôi vẫn đi chiếc xe Dream cũ nên khá tiết kiệm xăng. Xe ô tô chồng tôi chọn xe chạy dầu để đỡ tốn hơn xe chạy xăng. Bản thân tôi cũng không có quá nhiều nhu cầu về chưng diện váy vóc nên cũng đỡ được một khoản.
Tôi chỉ mua một vài bộ tươm tất, mặc các dịp quan trọng, còn thường ngày tôi mặc khá giản dị. Thích thì có thể thích dăm bảy bộ đó nhưng tôi chỉ mua một vài bộ.
Mức thu nhập của gia đình tôi cũng đủ cho các cháu học trường tư. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các trường công gần nhà cũng rất tốt, con cái nỗ lực, chủ động và khá tự lập".
Bảng chi tiêu của gia đình chị Hậu không có khoản cho con đi chơi hay đi du lịch. Song người mẹ này khẳng định bản thân không để các con thiệt thòi. Gia đình chị luôn tìm cách đi du lịch một cách tiết kiệm nhất.
Vợ chồng chị Hậu quê ở Hải Phòng. Nơi đây vốn là đất du lịch nên khi cho con về quê, chị thường đưa con đến các điểm vui chơi ở Cát Bà, Đồ Sơn, đôi khi chị đưa con đi Hạ Long (Quảng Ninh) để thay đổi không khí, trải nghiệm. "Mọi người đi du lịch mất 40-50 triệu thì nhà tôi cao nhất tầm chục triệu là thoải mái lắm rồi", chị Hậu cho hay.
Bài toán cân đối chi tiêu đối với các bà nội trợ có lẽ chưa bao giờ là dễ dàng. Với chị Hậu, dù tự kiếm ra tiền và chồng là giám đốc của một công ty nhưng chị chưa khi nào dám thả ga mua sắm, tiêu tiền không cần nghĩ. "Nhà đông con nên tôi cũng phải tính toán làm sao chi tiêu tiết kiệm để sau này còn lo cho các cháu", chị Hậu chia sẻ.
Theo Dân trí
下一篇:Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
相关文章:
- Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- Vì sao liều thử nghiệm vắc xin Covivac thấp hơn nhiều lần của Nanocovax?
- Liên quan 4 bệnh nhân Covid
- Khởi tố nguyên Trưởng phòng thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất
- Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- Phạt tù các đối tượng tổ chức cho người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép
- Chấn chỉnh vi phạm trong khai thác khoáng sản lòng sông
- Thêm 14 ca Covid
- Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- Tạm ngừng chứng nhận ATTP đối với các lô hàng cá da trơn không đạt yêu cầu
相关推荐:
- Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- Chế độ giảm cân bằng cà phê có thực sự hiệu quả?
- Thương mại Việt
- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh đạt gần 108 tỷ USD
- Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- Phó Thủ tướng: Chỉ có chuyển đổi số chúng ta mới đi nhanh
- “Hàng rào” nào ngăn ô tô nhập khẩu?
- Xuất khẩu sang Mỹ có thể đạt 40 tỉ USD
- Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- Những lưu ý để da giày tăng trưởng mạnh ở thị trường châu Âu
- Party chief works with Bình Dương Military Command
- Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- Singapore dùng robot bay giao hàng
- Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc