TheấtkhẩusangMỹcóthểđạttỉtylekeo 88o Bộ Công Thương, năm 2016, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức tăng trưởng 14,9% so với năm 2015. Tuy nhiên, con số này mới chỉ tương đương 1,96% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.
Dệt may vẫn là ngành hàng dẫn đầu về xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ với trị giá xuất khẩu trong năm 2016 là 11,45 tỷ USD, chiếm hơn 48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước (cả nước đạt 23,8 tỷ USD trị giá xuất khẩu hàng dệt may).
Tiếp đến là mặt hàng giày dép có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 vào Mỹ. Năm 2016, Việt Nam đã vượt Italia, Indonesia trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 về giày dép vào Mỹ với giá trị xuất khẩu đạt 4,48 tỉ USD.
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện trong năm 2016 đã tăng trưởng mạnh, chiếm tới 12,8% tổng trị giá hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, sản phẩm máy vi tính, điện tử và linh kiện chiếm 7,2%, giày dép các loại chiếm 11,6%, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 7,2%...
Cho đến 2 tháng đầu năm nay, xu hướng này vẫn tiếp tục được duy trì khi xuất khẩu dệt may sang Mỹ đạt 1,7 tỉ USD và giày dép đạt 653 triệu USD.
Bên cạnh những mặt hàng công nghiệp chủ lực, Việt Nam đang xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản sang Mỹ như tôm đông lạnh, fillet cá tra, basa, cá ngừ chế biến, thịt cua (ghẹ) chế biến, cà phê, hạt điều, hạt tiêu...
Với vị trí đối tác xuất khẩu thứ 23, Việt Nam đã trở thành cái tên quan trọng trong bản đồ thương mại quốc tế của Mỹ. Cùng với đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành đối tượng của các biện pháp tự vệ, mà cụ thể là các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Mặc dù phải chịu nhiều khó khăn và bất lợi, thông qua các vụ kiện trên, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần trưởng thành, tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm, từ đó tạo lập bản lĩnh vững vàng hơn trong cuộc chơi thâm nhập thị trường đầy hứa hẹn và cũng đầy thách thức này.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2017 có thể cán mốc 40 tỉ USD.