【giải kazakhstan】Cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) có thể bị loại khỏi rổ chỉ số VNDiamond?
Cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) có thể bị loại khỏi rổ chỉ số VNDiamond?ổphiếuThếGiớiDiĐộngMWGcóthểbịloạikhỏirổchỉsốgiải kazakhstan
Cổ phiếu MWG chịu áp lực bán mạnh thời gian gần đây và có thời điểm đã rơi xuống vùng đáy 3 năm trước khi hồi lại đôi chút.
Theo báo cáo cập nhật mới nhất của SSI Research, cổ phiếu MWG CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động vẫn có nguy cơ bị loại khỏi chỉ số VNDiamond với P/E dự phóng 2023 là 147x có thể vượt gấp 3 lần P/E của nhóm đủ tiêu chuẩn. Điều này có thể gây ra áp lực bán lớn từ các quỹ ETF tham chiếu theo rổ chỉ số này.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 3 quỹ ETF tham chiếu theo rổ VNDiamond là DCVFM VNDiamond ETF (NAV 17.800 tỷ), MAFM VNDiamond ETF (NAV 290 tỷ)và BVF VNDiamond ETF (NAV 54 tỷ). Trong đó, quỹ có quy mô lớn nhất là DCVFM VNDiamond ETF ước tính đang nắm giữ khoảng 60 triệu cổ phiếu MWG. Theo SSI Research, bất kỳ tin tức nào liên quan đến những thay đổi về quy định trong thời gian tới đều sẽ làm cho giá cổ phiếu biến động.
Thực tế, trước khi các quyết định chính thức được đưa ra, cổ phiếu MWG đã chịu áp lực bán mạnh thời gian gần đây. Từ sau khi leo lên đỉnh 13 tháng vào ngày 13/9, cổ phiếu này đã liên tục lao dốc mạnh và có thời điểm rơi xuống vùng đáy 3 năm.
Sau nhịp hồi ngắn trong nửa đầu tháng 11, MWG đã chững lại và có dấu hiệu tiếp tục điều chỉnh. Cổ phiếu này hiện đang dừng ở mức 40.550 đồng/cp, tăng 15,5% sau hơn một tháng nhưng vẫn thấp hơn gần 30% so với thời điểm giữa tháng 9. Vốn hóa thị trường tương ứng còn 59.300 tỷ, chỉ bằng khoảng một nửa so với thời kỳ đỉnh cao.
Khối ngoại chính là tác nhân gây áp lực lớn lên cổ phiếu MWG thời gian qua. Theo thống kê kể từ ngày 13/9 (thời điểm lên đỉnh 13 tháng) đến nay, khối ngoại đã bán ròng gần 52,8 triệu cổ phiếu MWG, tương ứng giá trị bán ròng lên đến hơn 2.300 tỷ đồng. Động thái này đã khiến MWG “hở” room ngoại hơn 4% - con số kỷ lục trong nhiều năm qua.
Đây là điều khá bất ngờ bởi MWG từng là cổ phiếu rất có sức hút đối với khối ngoại. Trong quá khứ, cổ phiếu này thường xuyên trong tình trạng kín room ngoại và chỉ “hở” room do phát hành ESOP nhưng sau đó đều được lấp đầy ngay lập tức. Thậm chí, nhà đầu tư nước ngoài từng có thời điểm chấp nhận trả chênh 40-50% so với thị giá để mua thoả thuận ngoài sàn.
Arisaig Partners - nhóm quỹ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, quy mô hàng tỷ USD từng rất ưa thích cổ phiếu MWG cũng đã bán ròng hàng chục triệu đơn vị chỉ trong vài tháng qua. Đáng chú ý, quỹ ngoại này trước đó còn nhiều lần khẳng định việc đầu tư dài hạn vào MWG và không có tư duy giao dịch cổ phiếu.
Động lực tăng trưởng là dấu hỏi lớn
Cổ phiếu MWG trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt khối ngoại một phần đến từ triển vọng tăng trưởng không thật sự rõ ràng. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, lợi nhuận ròng của MWG năm 2022 đã có lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ khi niêm yết với mức sụt giảm 16% so với năm 2021, đạt 4.100 tỷ đồng. Kết quả này khiến doanh nghiệp bán lẻ không hoàn thành kế hoạch đề ra.
Tình hình tiếp tục khó khăn khi MWG phải căng mình trong cuộc chiến giá rẻ với các nhà bán lẻ ICT khác từ tháng 4. Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu của MWG giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức gần 87.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm đến gần 97%, xuống còn 78 tỷ đồng và mới thực hiện vỏn vẹn chưa đến 2% mục tiêu cả năm 2023 đề ra, đứng trước nguy cơ năm thứ 2 liên tiếp không kịp về đích.
Trong bối cảnh mảng bán lẻ ICT gặp khó, Bách Hóa Xanh (BHX) được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới của MWG nhưng thực tế chuỗi mới làm tốt về mặt doanh thu. Còn về khía cạnh lợi nhuận, BHX lại là đang "gánh nặng" lớn nhất đối với MWG với số lỗ luỹ kế lên đến gần 8.300 tỷ đồng từ năm 2016 đến hết quý 3/2023 (8.100 tỷ còn có thể chuyển lỗ sang năm sau để bù trừ lợi nhuận trong vòng 5 năm kể từ ngày phát sinh khoản lỗ).
Thực tế, MWG cũng đã có những tín hiệu tích cực từ kết quả kinh doanh sơ bộ tháng 10 với doanh thu ước đạt hơn 11.000 tỷ đồng, lần đầu tiên tăng trưởng dương theo tháng so với cùng kỳ kể từ đầu năm. Trong đó, hai chuỗi TGDĐ/ĐMX ghi nhận doanh thu khoảng 7.600 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 5% so với tháng trước. Doanh thu BHX vượt mức 3.000 tỷ đồng, cũng tăng trưởng hơn 5% so với tháng trước.
Tuy nhiên, SSI Research cho rằng việc BHX chưa đạt được điểm hòa vốn vào cuối năm 2023 về mặt lợi nhuận ròng kế toán cũng có thể khiến các nhà đầu tư đã chờ đợi nhiều năm thất vọng. Theo bộ phận phân tích này, lợi nhuận ròng quý 4 của MWG có thể 334 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với quý 3 trước đó nhưng chủ yếu phản ánh hiệu ứng thời vụ hơn là sự phục hồi nhu cầu thực tế. So với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận dự phóng quý 4 của MWG vẫn giảm đến 46%.