Để đạt được kết quả cao hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu phát triển của DN, nước ta cần tiếp tục cho những giải pháp hữu hiệu, tư duy đột phá trong chính sách và thực thi.
Thuế, hải quan - đi đầu về cắt giảm chi phí cho DN
Bàn về câu chuyện chi phí của DN, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, chi phí của DN được tính bao gồm chi phí sản xuất và chi phí phi sản xuất. Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh như nguyên liệu sản xuất được quyết định bởi thị trường, bởi nhà cung cấp, bởi cấu trúc ngành sản xuất... Do đó, việc cắt giảm chi phí này phụ thuộc vào ý chí, quyết tâm của DN, ví như DN tổ chức sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả; DN tự mày mò tìm kiếm đầu vào với một mức giá thành hợp lý… vấn đề này Nhà nước không can thiệp.
Bên cạnh đó, còn có các chi phí khác như bảo hiểm, thuế, lãi suất ngân hàng, logistic… những yếu tố DN có thể cân đo đong đếm được cụ thể mức chi phí và các yếu tố này Nhà nước hoàn toàn có thể can thiệp được, hỗ trợ tối đa cho DN trong việc giảm chi phí.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong thời gian qua, nước ta đã đạt được những thành công bước đầu trong việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí kinh doanh và tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển. Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam đánh giá: “Trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, có 3 điểm rất quan trọng mà Việt Nam đã đạt được và được thế giới đánh giá cao, đó là về vấn đề gia nhập thị trường; thuế, hải quan và thực thi các hợp đồng cam kết, tạo điều kiện cho DN”.
Trong đó, cộng đồng DN đánh giá cải cách thủ tục hải quan, thuế đã đạt được những bước đột phá. Ông Lưu Hải Minh - Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ mới Nhật Hải chia sẻ, chúng tôi rất trân trọng và đánh giá cao những nỗ lực của ngành Thuế, Hải quan trong việc cải cách thủ tục hành chính, giảm tối đa chi phí cho DN, đồng thời cũng nuôi dưỡng tốt nguồn thu từ DN.
“Ngành Hải quan đã đưa ra các chỉ tiêu, ví dụ như phân định luồng vàng luồng xanh, giúp DN tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi tiếp cận với hải quan, giảm thời gian và tăng lưu thông hàng hóa. Còn đối với cơ quan thuế, đến nay DN không cần phải tiếp xúc trực tiếp với cơ quan thuế nữa mà thực hiện qua mạng một cách nhanh chóng, hiệu quả”, ông Minh nhấn mạnh.
Cắt giảm các khoản chi phí do chính sách tạo ra
Theo ông Phan Đức Hiếu, mảng thứ hai trong chi phí của DN chính là chi phí không chính thức. Thực tế cho thấy, các quy định của pháp luật đôi khi lại tạo ra những khoản chi phí rất lớn đối với DN. Một khái niệm điển hình là chi phí tuân thủ pháp luật – đây cũng là khoản tài chính mà DN phải bỏ ra, tính trong giá thành nhưng đôi khi lại không rõ ràng và không hiện hữu. Thậm chí, chính bản thân DN cũng không nhận thức rõ ràng được về khoản chi phí này và tác động tiêu cực đến DN, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN kém hiệu quả.
Ông Hiếu đơn cử, ví như chúng ta đưa ra quy định để thành lập một DN trong lĩnh vực kiểm toán, với quy định phải có ít nhất 10 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề. Nếu xét về mục tiêu thì là tốt, về quy mô kinh tế là muốn có những DN “khỏe mạnh”. Song, chính quy định này cũng tạo thêm chi phí cho DN, bởi trong trường hợp DN muốn khởi sự với 1 người có chứng chỉ hành nghề, có quy mô rất nhỏ, nhưng để tuân thủ quy định pháp luật DN buộc phải thuê đủ 10 người với rất nhiều loại chi phí khác phát sinh. Hay ví như DN thường phải trả lời rất nhiều loại giấy tờ công văn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, kéo theo đó là mất thời gian, nhân công…
Ông Lưu Hải Minh chia sẻ thêm, thời gian của DN rất quan trọng, đôi khi cơ hội của DN nằm ở thời gian. Do đó, DN thường chấp nhận bỏ thêm chi phí để thực hiện nhanh các thủ tục.
Trước thực trạng như vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho DN. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh về chi phí tuân thủ pháp luật của DN. Nghị quyết 139 được đánh giá là có sự đột phá tư duy về chi phí với mục tiêu chính là tập trung chủ yếu vào cắt giảm các khoản chi phí do pháp luật, do chính sách, do nhà nước tạo ra cho DN – chi phí tuân thủ pháp luật, thông qua đó nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật.
“Nghị quyết rất bao trùm với nội dung toàn diện, cụ thể, phân định rõ bộ nào làm việc gì, địa phương làm việc gì”, ông Đào Huy Giám, Tổng Thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam đánh giá.
Tuy nhiên, theo ông Giám, Nghị quyết 139 cần chú ý đến tính ổn định, tiêu chuẩn, đơn giản, thuận tiện trong việc thực thi bởi vấn đề quan trọng nhất vẫn nằm ở việc đem đến cho DN những thuận lợi gì, cắt giảm được bao nhiêu chi phí. Còn theo ông Nam, cần thay đổi cách thức làm, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, giảm sự tiếp xúc theo cơ chế liên ngành, thay vào đó thực hiện một cửa liên thông, làm trên điện tử… để giảm tối đa chi phí không chính thức. Ngoài ra, phải có cơ chế bảo vệ DN, để DN cảm thấy không nên, không cần thiết phải coi chi phí không chính thức là “luật chơi” như trước đây, ngược lại khi gặp khó khăn, vòi vĩnh, DN có thể kiện. Để làm được như vậy, chúng ta phải xây dựng cơ chế xử lý có sức răn đe, nếu không thực thi, hoặc thực thi không đúng thì phải bị xử lý như thế nào, quy định như thế nào. Đồng thời có một thể chế về tư pháp, sự chuẩn mực của các phiên toà đảm bảo tính công bằng, cứng rắn…Tố Uyên
顶: 7踩: 18676
【trận tottenham hôm nay】Cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp: Rất cần tư duy đột phá
人参与 | 时间:2025-01-11 16:50:33
相关文章
- Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- Nổ khi đang thí nghiệm trong trường đại học Trung Quốc, 3 sinh viên thiệt mạng
- Điều tra nguyên nhân một cơ sở phế liệu bất ngờ bốc cháy
- Thủ tướng mong muốn thúc đẩy hợp tác 4 tỉnh biên giới VN với Quảng Tây, Trung Quốc
- Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Bế mạc Hội nghị Trung ương 6
- Nga sẽ đóng tàu khu trục hạt nhân mới
- Bắc Giang: Học sinh giao lưu CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi
- HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- Tăng thuế, giá thuốc lá giúp giảm tiêu dùng ở người trẻ tuổi
评论专区