VHO - Ngày 21.11,ăngthuếgiáthuốclágiúpgiảmtiêudùngởngườitrẻtuổtwente – ajax Bộ TT&TT đã phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tố chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá ngày hôm nay.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TT&TT cho biết, các báo cáo kết quả giám sát, khảo sát của các Ủy ban của Quốc hội, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là ở giới trẻ, học sinh, sinh viên.
Đặc biệt có tình trạng lợi dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để lưu hành, sử dụng ma tuy trái phép. Cụ thể, trong quý I năm 2024, công an cả nước đã phát hiện, xử lý 111 vụ,152 đối tượng liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó có 33 vụ với 73 đối tượng bị khởi tố do phạm tội về ma túy, còn lại bị xử lý lý hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ.
Với các bài trình bày về Thuế thuốc lá - giải pháp y tế công cộng WIN-WIN, Thuế thuốc lá ở Việt Nam: sự cần thiết tăng thuế, đánh giá các phương án thuế, kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới; Tăng thuế thuốc lá và mối liên quan với tình trạng buôn lậu, việc làm; Vai trò của thuế thu nhập đặc biệt thuốc lá trong phát triển kinh tế xã hội bền vững…, các đại biểu đến từ Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển khẳng định, tăng thuế là biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá.
Tuy nhiên hiện nay, thuế, giá thuốc lá của Việt Nam hiện đang ở mức thấp. Bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, từ năm 2008 đến 2019, Việt Nam mới chỉ thực hiện 3 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá nhưng mức tăng thuế mỗi lần thấp chỉ là 5% và khoảng cách thời gian giữa các lần tăng thuế khá dài (giá xuất xưởng). Cụ thể, năm 2008: tăng mức thuế từ 55% lên 65%; năm 2016 (sau 8 năm) tăng từ 65% lên 70%; năm 2019 (sau 3 năm): tăng từ 70% lên 75%.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì các lần tăng thuế này là quá ít và chỉ có tác động giảm tiêu thụ vào năm tăng thuế sau đó lại tăng trở lại. Vì vậy, Bộ Y tế, WHO đề xuất bổ sung thuế tuyệt đối cùng với thuế theo tỉ lệ để chuyển sang phương pháp tính thuế hỗn hợp và tổng mức thuế phải ở mức đủ lớn để tác động thay đổi mức tiêu dùng. Đồng thời tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 70-75% giá bán lẻ như khuyến cáo của WHO.
Cụ thể, mức thuế tuyệt đối cần tăng khởi điểm 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và đạt 15.000 đồng/bao (20 điếu/bao) vào năm 2030 bên cạnh thuế tỉ lệ 75%. Phương án này sẽ giúp đạt tỉ trọng thuế 65% giá bán lẻ, gần đạt được mức khuyến cáo của WHO và giúp giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới xuống 36% vào năm 2030.
WHO ước tính, trung bình khi giá thuốc lá tăng 10% sẽ làm giảm sử dụng thuốc lá khoảng 4% tại các nước có thu nhập cao và 5% tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Biện pháp thuế đặc biệt có hiệu quả với nhóm thanh thiếu niên, ước tính khi giá thuốc lá tăng khoảng 10% thì sẽ giảm sử dụng thuốc lá khoảng 10% hoặc hơn ở nhóm trẻ tuổi.
Đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các báo cáo, nghiên cứu cũng chỉ ra những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế, an ninh trật tư, môi trường như: Tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, rối loạn tâm thần, làm suy giảm sự trưởng thành não bộ, giảm khả năng học tập, năng suất lao động và ảnh hưởng đến sự phát triển của thanh thiếu niên; gây cháy nổ, thương tích khi thiết bị điện tử hỏng, lỗi.
Đồng thời, tạo gánh nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội; dễ bị lợi dụng để tẩm ướp, pha trộn ma túy, các chất gây nghiện, dẫn đến nguy cơ gây mất trật tự, an toàn xã hội; gia tăng ô nhiễm môi trường do rác thải điện tử của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, nhất là với thiết bị sử dụng một lần...