Doanh nghiệp nhà nước đầu tư hơn 12 tỷ USD ra nước ngoài | |
Đức dẫn đầu thu hút vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam | |
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 223 triệu USD trong nửa đầu năm |
Trong 10 tháng có 27 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. |
Cùng với đó, có 28 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 163,8 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 10 tháng đạt 478,3 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 228,1 triệu USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 68,2 triệu USD, chiếm 14,3%.
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ xếp thứ 3 với 62,6 triệu USD, chiếm 13,1%, trong khi đó, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 51,1 triệu USD, chiếm 10,7%.
Liên quan đến lĩnh vực đầu tư, theo Bộ KH&ĐT, kể từ năm 2015 đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã có chuyển biến đáng kể. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài vẫn được duy trì ổn định về mặt số lượng dự án nhưng thay đổi lớn về chủ thể đầu tư.
Cụ thể, trong giai đoạn trước đó, đầu tư ra nước ngoài được dẫn dắt bởi các DNNN hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn (khai khoáng, trồng cây công nghiệp, năng lượng, viễn thông).
Từ năm 2015 trở đi, số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài của DNNN và có vốn nhà nước giảm mạnh, trong khi đó, các doanh nghiệp vốn tư nhân (trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn) và các cá nhân tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động này trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Tổng cục Thống kê cũng thông tin, trong 10 tháng có 27 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Australia là nước dẫn đầu với 101,8 triệu USD, chiếm 21,3%; Đức 92,6 triệu USD, chiếm 19,4%; Lào 88,7 triệu USD, chiếm 18,6%; Hoa Kỳ 69,6 triệu USD, chiếm 14,6%.