Những năm gần đây,úchơiđộclạởQuảngTrịMuavỏbomđạntrangtríkhắpnhàđội hình đội tuyển bóng đá quốc gia argentina gặp đội tuyển bóng đá quốc gia úc có khá nhiều người ở Quảng Trị thích sưu tầm vỏ bom, đạn. Ngoài làm vật trang trí thì vỏ bom, đạn còn có thể bán, trao đổi để phù hợp với nhu cầu của từng người.
Về thôn Long Hải, xã Phong Bình, huyện Gio Linh ai ai cũng biết đến anh Lê Thanh Hạnh (SN 1985), bởi trong ngôi nhà anh đang ở có đến hàng chục “tài sản” là vỏ bom, đạn. Anh Hạnh cho biết, anh có niềm đam mê đặc biệt với các loại vỏ bom nên đi đâu anh cũng cố gắng mang cho bằng được các vỏ bom về nhà.
Khoảng 2 năm trước, khi anh Hạnh đang làm việc tại tỉnh Đắc Lắk thì không may gặp tai nạn lao động, bị liệt cả hai chân nên anh phải về quê sinh sống. Ở quê, thấy nhiều điểm bán phế liệu có vỏ bom, đạn (không có thuốc, kíp nổ) nên anh mua về. Sau đó, anh Hạnh dùng máy đánh sạch lớp gỉ sét, sơn lại, phục chế như quả bom còn mới.
Sau đó anh dựng các vỏ bom lên dùng để trang trí nhà cửa. Có những vỏ bom anh Hạnh “độ” có hình dáng như quả tên lửa. Thấy đẹp, nhiều người tin tưởng chọn anh Hạnh để đặt hàng. Nhờ đó, anh Hạnh có thêm nguồn thu, giúp nuôi sống bản thân. Với mỗi vỏ bom, đạn, anh Hạnh thường mất khoảng 2 đến 3 ngày mới hoàn thành việc phục chế. “Điều giá trị nhất của quả bom, đạn là ở niền đồng, đó là điểm nhấn của quả bom”, anh Hạnh cho biết.
Anh Nam Long (SN 1982), trú tại TP Đông Hà cho hay, cũng như nhiều người, anh thích sưu tầm các vỏ bom để chưng cảnh. Anh Long đặt các vỏ bom ở vườn cây cảnh và ngay lối ra vào để trang trí. “Hàng ngày, tôi vừa chăm sóc cây cảnh vừa có thể ngắm các vỏ bom. Mỗi vỏ bom là một kỉ niệm và công sức của tôi khi tôi chọn đưa về và làm mới nó bằng những màu sơn”, anh Long chia sẻ. Nói về thú chơi này, nhiều người không khỏi trầm trồ nhắc đến ông Trần Công Chức (SN 1969), trú tại thôn Nam Sơn, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh.
Ông Chức lớn lên bên dòng sông Bến Hải, nơi vĩ tuyến 17. Gia đình ông có 10 người hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nên ông hiểu rõ những gì quê hương, đất nước phải gánh chịu bởi chiến tranh. Vì vậy, hơn 10 năm qua, ông Chức đi khắp nơi sưu tầm khoảng 1.000 đồ vật chiến tranh, nhất là vỏ bom, đạn để hoài niệm.
Ông Chức cho hay, ông muốn lập bảo tàng chiến tranh trên đường Trường Sơn, gần Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.
“Ước muốn lập bảo tàng chiến tranh của tôi đã được nhem nhóm từ lâu. Ý nghĩa của nó là góp phần nhắc nhở thế hệ sau về sự mất mát, tàn khốc của chiến tranh. Tôi hi vọng thế giới không còn tiếng súng, tiếng bom, được chung sống trong yên vui và hoà bình”, ông Chức tâm sự. Chuyện ông xe ôm 3 lần tay không bắt cướp ở Hà NamĐêm cùng công an giăng lưới bắt tội phạm trốn nã, ông Phạm Văn Nhẫn thức trắng, đầu căng như dây đàn. |