Hệ thống pháo phòng không Skynex do Đức cung cấp cho Ukraine được tập đoàn Rheinmetall mô tả là "giải pháp mới nhất cho phòng không tầm ngắn". Hệ thống được trang bị 4 khẩu pháo 35mm,ậncảnhUkrainelầnđầutiêntậptrậnvớihệthốngphòngthủtốitâncủaĐứtỷ số giải ngoại hạng anh cùng cabin điều khiển, và radar phát hiện mục tiêu trên không.
Nhà thầu quốc phòng Rheinmetall của Đức đã lần đầu tiên giới thiệu hệ thống Skynex vào năm 2021. Hệ thống có pháo chính Oerlikon Mk3 sử dụng đạn Ahead cỡ 35mm, tầm bắn 4km, tốc độ bắn 1.000 phát/phút. Ngoài ra, hệ thống còn có bộ theo dõi radar tích hợp, và bộ cảm biến quang điện. Bộ xử lý điều khiển hỏa lực tích hợp sẽ tự động theo dõi, và bắn mục tiêu.
Video: Bộ Quốc phòng Ukraine
Đức đã cung cấp vũ khí và vật tư quân sự cho Kiev, kể từ khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022. Hành động này đã phá vỡ chính sách không gửi vũ khí đến các khu vực xung đột sau Thế chiến II mà Đức từng thi hành.
Hồi tháng 5, Đức tuyên bố sẽ cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine bao gồm các hệ thống phòng không, cùng đạn dược, và nhiều vật tư quân sự khác. Trong tháng 9, chính phủ Đức đã cung cấp danh sách đầy đủ các loại vũ khí và vật tư mà Đức từng gửi đến Ukraine với giá trị lên tới 28 tỷ euro.
Chỉ riêng trong năm nay, nguồn tài trợ quân sự từ Đức cho Ukraine đã là 7,1 tỷ euro. Ngoài ra, Đức cũng đã đào tạo cho hơn 10.000 binh sĩ Ukraine, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ.
Anh cũng đã cam kết hỗ trợ Ukraine về thiết bị phòng không. Vào đầu tháng 9, Anh tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine số tên lửa phòng không trị giá 162 triệu bảng.
Trước đó, hồi tháng 7, Nhà Trắng cho biết sẽ trang bị thêm cho Ukraine các hệ thống phòng không và đánh chặn, đạn dược cho hệ thống tên lửa và pháo binh, cùng vũ khí chống tăng.