Trải qua hơn 35 năm đổi mới,ưduynăngsuất–bướcđầuđểpháttriểbđ kq hôm nay Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang giữ khoảng cách khá xa với các nước trong khu vực khi tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào gia tăng quy mô vốn và lao động mà chưa thực sự tập trung vào các yếu tố gắn trực tiếp với cải thiện, nâng cao năng suất như con người, văn hóa, quá trình, công cụ, công nghệ, đặc biệt là tư duy.
Quá trình tăng năng suất, chất lượng trong phạm vi doanh nghiệp hay rộng hơn là nền kinh tế là cả một quá trình gồm nhiều bước, trong đó tư duy năng suất là bước đầu tiên. Tư duy năng suất hiểu một cách đơn giản là sự nhận thức về năng suất, là giải quyết được các câu hỏi tại sao phải học về năng suất, hiểu về năng suất, biết về cách hiện thực hóa được năng suất vào đời sống thông qua các công cụ, hệ thống mà căn cốt là phải nhận thức được muốn có năng suất cao thì phải lấy con người làm trung tâm, lấy tư duy của con người làm khởi đầu cho sự cải tiến.
Suy đến cùng con người chính là chủ thể của quá trình lao động sản xuất hay là “yếu tố số một của lực lượng sản xuất” vậy nên muốn có tăng trưởng và phát triển đòi hỏi các cá thể (bao gồm cả nhà quản lý và người lao động) trong nền kinh tế cần nhận thức được vai trò của năng suất và phải đảm bảo thực hiện các hoạt động năng suất cũng như không ngừng cải tiến năng suất của bản thân, doanh nghiệp và tổ chức mình.
Trong quá trình tăng suất, thay đổi tư duy và nâng cao nhận thức về năng suất là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi vừa là cơ sở vững chắc đảm bảo duy trì sự năng suất vừa là động lực thúc đẩy cải tiến năng suất. Nếu nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp quan tâm đến năng suất thì môi trường năng suất sẽ được thiết lập, các công cụ cải tiến năng suất sẽ được áp dụng một cách phù hợp,… Nếu người lao động quan tâm đến năng suất thì năng suất lao động của cá nhân sẽ tăng lên; trình độ, kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm cùng khả năng thích ứng với những thay đổi về công nghệ của bản thân người lao động cũng được nâng cao,... Nếu cả xã hội đều quan tâm đến năng suất thì sức mạnh nội sinh của đất nước sẽ ngày càng lớn mạnh và có khả năng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển,...
Nhưng dù chúng ta đã nhìn nhận được xây dựng tư duy năng suất quốc gia là một vấn đề mang tính chiến lược, dài hạn và khó khăn thì việc hoạch định cho con đường để đi đến thắng lợi cuối cùng là một xã hội “năng suất” vẫn chưa thực sự được đầu tư một cách xác đáng.
Không phải 5 năm, 10 năm hay 15 năm mà đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả các thế hệ và của mọi thành viên trong xã hội. Không chỉ trong môi trường doanh nghiệp mới cần phải hình thành tư duy năng suất mà đây còn là vấn đề sống còn của cả một quốc gia, yêu cầu tất cả các cá nhân, cơ quan hay tổ chức phải cam kết, trong đó không thể không nhấn mạnh trách nhiệm của người trẻ - lực lượng được cho là nguồn nhân lực của nền kinh tế trong tương lai.
Theo Tiến sĩ Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ: "Trong quá trình đào tạo cho doanh nghiệp chúng tôi phát hiện ra một điều, chủ doanh nghiệp nào quan tâm thì năng suất tăng và có những bước đột phá. Thế nhưng ngược lại, người đi học lại không thích, bởi vì điều họ quan tâm là học năng suất này có ra tiền hay không?”.
Nhận định này đã chỉ ra một thực trạng rằng, sinh viên Việt Nam vẫn chưa quá quan tâm đến vấn đề về năng suất dù đây được đánh giá là chìa khóa mở ra cơ hội việc làm, giúp tăng lương và đưa đến sự thành công của một doanh nghiệp thậm chí là sự phát triển của cả một quốc gia.
Khác với các yếu tố hay nguồn lực khác, tư duy của con người là yếu tố không bị giới hạn như đất đai, tài nguyên hay vốn lao động. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà “World is flat” (theo cách giải thích Thomas Friedman) là nơi mà mọi người được bình đẳng tiếp cận với thông tin và tri thức, được học tập một cách hoàn toàn miễn phí các kiến thức và kỹ năng thông qua hệ thống thông tin “mở” toàn cầu gọi là Internet…
Vậy thì tại sao năng suất của chúng ta lại thấp và khó để cải thiện? Thắc mắc đó được đặt ra cùng với hàng loạt câu hỏi khác vẫn chưa có lời giải đáp: Lý do nào khiến chúng ta luôn hằng mong sự phát triển nhưng vẫn tiếp tục lãng phí thời gian làm việc “chăm chỉ” chỉ để thu về một kết quả không mong muốn? Lý do nào khiến chúng ta vẫn tiếp tục tư duy và hành động một cách lối mòn trong khi phương châm là “đi tắt, đón đầu”? Lý do nào khiến chúng ta vẫn cứ khăng khăng cho rằng những phương pháp, cách thức làm việc dựa trên kinh nghiệm của một nền nông nghiệp lạc hậu lại phù hợp với một nền kinh tế thị trường hiện đại, năng động và phát triển ở trình độ cao?